Theo dòng Chân Dung Đối Tượng, kỳ trước đã giới thiệu về bài viết Phạm Minh Vũ – Một con ngựa non háu đá trong làng “dân chủ”, kỳ này Cánh Cò trân trọng giới thiệu bài viết “Nguyễn Lân Thắng: Kẻ hoang tưởng vĩ nhân, gặm nát bảng vàng gia phong của cả dòng họ”. Google tên Nguyễn Lân Thắng, người đọc sẽ thấy dội trước mặt hàng tá bài viết như, “Nguyễn Lân Thắng – Tội đồ dòng họ Nguyễn Lân”, “Nguyễn Lân Thắng là đứa cháu, đứa con bất hiếu”, “Nguyễn Lân Thắng – một nỗi nhục lớn cho những người dân Việt yêu nước”…

I. Từ đứa con kẻ gặm nát bảng vàng gia phong của cả dòng họ

Thực ra, sẽ chẳng ai biết Nguyễn Lân Thắng là ai, nếu anh ta không may mắn sinh ra và lớn lên trong gia tộc Nguyễn Lân danh giá – gia tộc mà cả đất nước Việt Nam đều kính trọng về trí tuệ cũng như về những cống hiến, đóng góp đối với đất nước. Nguyễn Lân Thắng là cháu nội của cố Giáo sư Nguyễn Lân – người Thầy về tâm lý giáo dục và có công rất lớn trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam; Là con của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng, giảng viên bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Là cháu của Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng, Giám đốc Trung tâm vi sinh vật học ứng dụng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, XI, XII, giảng viên khoa Sinh học trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. Không chỉ vậy, tiếp nối truyền thống cha ông, những thành viên trong gia tộc Nguyễn Lân luôn không ngừng cố gắng. Nhờ vậy mà ngày nay, trang sử Việt Nam khắc ghi thêm một dòng họ có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ. Ngỡ tưởng, được hưởng thụ truyền thống tốt đẹp của dòng họ, được nuôi dạy bởi gia đình tử tế thì Nguyễn Lân Thắng nếu không thành danh, ít nhất cũng phải thành nhân. Nào ngờ, anh ta lại trở thành một đứa con bất hiếu, một đứa cháu trịch thượng và đi ngược lại với nguyện vọng của dòng họ.

Con đường sa ngã bắt đầu từ khi Nguyễn Lân Thắng được Bùi Thanh Hiếu rủ rê tham gia biểu tình năm 2011. Không phải ngẫu nhiên mà một kẻ buôn được cả thuốc phiện như Hiếu lại tìm cách lân la kết bạn với Thắng. Bởi thứ Thắng có là cái lý lịch mà nghìn người mơ ước. Hiếu và đồng đảng dùng Thắng như một con cờ chính trị. Còn gì “tuyệt vời hơn” khi chính con cháu của một dòng họ có truyền thống yêu nước, lại quay qua “ném bùn” vào Tổ quốc. Bởi thế, cho nên dù sinh sau, đẻ muộn trong “làng dân chủ”, nhưng Thắng lại được o bế như một vị “lão làng”, được kéo lê hết hội này tới nhóm kia. Thắng được ca tụng với những lời lẽ đầy tự sướng như người “cứu vớt danh dự dòng họ Nguyễn Lân”, là “người chuộc tội cho những vinh quang mà dòng họ này đã được hưởng”. Và để bảo tồn những lời khen ngợi ấy, Nguyễn Lân Thắng mặc cho “đồng đội” mình lôi cả đại gia đình từ ông nội đến cha đẻ ra lăng mạ. Chua chát hơn, trong khi Thắng vẫn quay cuồng với những lời ca tụng ấy, thì Bùi Thanh Hiếu đã tót sang Đức, dưới cái mác học bổng từ tổ chức nước ngoài do những bài viết xuyên tạc mà bóng dáng Thắng trong ấy cũng không hề ít.

II. Đến kẻ hoang tưởng vĩ nhân

Thực ra, kể cả có bị lôi kéo nhưng với trình độ một kĩ sư, Thắng thừa khả năng nhận biết. Thế nhưng, có lẽ vì quá thẹn với tấm bằng cử nhân so với sự rạng danh của dòng họ, coi đó là nguyên nhân không phải động lực, Thắng đã chọn con đường sa ngã. Bởi khi kết bạn với những kẻ cơ hội, hằng ngày được hà hơi bơm kích, Nguyễn Lân Thắng cảm thấy được tôn vinh được sùng bái, được thỏa mãn cái tôi – Thứ cảm giác lâu nay vẫn bị đè nén dưới cái mác bất cần sự nghiệp, bất cần đời, lang thang ngày đây mai đó. Và cũng nhờ sự ca tụng mù quáng ấy, mà dù không học qua trường lớp nào, Thắng vẫn tự xưng là nhà báo tự do. Chính điều này, đã khiến cho Nữ chúa – Phạm Đoan Trang chướng mắt. Nói về viết lách và kiến thức trong “làng dân chủ” thì không ai có thể sánh bằng Trang, bởi cô ta đã từng có thâm niên 9 năm trong nghề nhà báo trước khi trở thành một kẻ đấu tranh cực đoan. Cho nên trong mắt Trang, Thắng là một kẻ “thô thiển thế nào ấy”.

Mặc dù vậy, từ những tấm hình hồi còn đi phượt, Thắng vẫn được đồng đảng ca tụng hết mình. Vì lẽ đó, Thắng luôn kè kè bên mình chiếc máy ảnh để sẵn sàng chớp những khoảnh khắc mà anh ta cho rằng “giật gân”. Ở đâu có sự kiện nóng hổi ở đó không thể thiếu bóng dáng của Thắng. Thậm chí, khi không có gì để “săn” thì Thắng sẵn sàng giở thói ngông cuồng, xông vào cơ quan chức năng để chụp hình, điển hình như vụ vu khống Công an trại Lộc Hà đánh người. Nhờ sự táo tợn, bất chấp, những bức ảnh của Nguyễn Lân Thắng được lên ngôi. Chính vì vậy, Nguyễn Lân Thắng được BBC ban ơn cho một bài tâng bốc về cái gọi là sự nghiệp đấu tranh dân chủ. Được đà, Nguyễn Lân Thắng tìm đến các trang báo chống đối Việt Nam như VOA, RFA… để xin phỏng vấn nhằm đánh bóng tên tuổi. Và tất nhiên nội dung của nó thì chỉ xoay quanh những lời vu vạ về tình hình đất nước, đặc biệt là những sự kiện nóng.

Không còn là “con cừu” bỡ ngỡ khi mới bước chân vào “làng dân chủ”, sau khi Hiếu luồn lách được sang Đức, Thắng nhận ra đất xưng vương của mình ngày càng rộng mở. Chính vì thế, Thắng hoạt động ngày càng điên cuồng hơn. Nguyễn Lân Thắng thường xuyên xông pha chụp hình và đăng tin bài về các cuộc tụ tập đông người, khiếu kiện đất đai; Tham gia vào nhóm phản động No-U; Tham gia những vụ tập trung đông người dưới mác chống Trung Quốc và đăng tải hàng loạt các bài viết chửi bới, thóa mạ, xuyên tạc đất nước. Sự táo tợn và hăng tiết của Nguyễn Lân Thắng đã thu hút được chú ý của tổ chức phản động Việt Tân. Sau những lời hứa hẹn về tương lai còn rạng danh hơn những gì gia tộc Nguyễn Lân có, Thắng chính thức gia nhập VOICE – tổ chức ngoại vi của Việt Tân ở Philippines. Dưới sự chỉ đạo của Trịnh Hội và Vũ Đông Hà, Thắng mang cái gọi là “Tuyên bố 258” lê la khắp các đại sứ quán, những tổ chức quốc tế và chính khách phương Tây. Với mưu đồ gây sức ép trả tự do cho các tù nhân chính trị, xóa bỏ các điều luật xử lý đối tượng chống Nhà nước, ủng hộ các hội nhóm trái pháp luật của chúng và mục đích cuối cùng là mở đầu khuynh hướng “ngoại vận” hòng lật đổ Nhà nước. Điều đáng nói tuy mang danh là đấu tranh dân chủ, thế nhưng Thắng lại liên tục dùng facebook để tấn công những người không cùng chính kiến. Thậm chí, phát đi “Thông báo quan trọng” chụp mũ cho những người trong Hội phản bác Tuyên bố 258 là dư luận viên, có âm mưu thâm độc và khẩn thiết kêu gọi đồng bọn trợ giúp report dưới dạng bản tin SOS.

Với những hành vi phản quốc, “cõng rắn cắn gà nhà”, Thắng từng bị bắt giữ để cảnh tỉnh. Tuy nhiên, sau khi được thả ra, lại được bơm cho tí thuốc hưng phấn từ đồng đảng, Thắng coi đây là một chiến tích. Và sau đó, Thắng ngày càng trở nên ngạo mạn với những phát ngôn hung hăng, côn đồ. Như đòi giải tán Quốc hội vì không đáp ứng xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp; Đòi trả thù một nhân viên an ninh bằng chiêu thức khủng bố; Đòi tất cả mọi người không được đi xem bắn pháo hoa; Đòi người dân không được hân hoan vui mừng trước chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam; Đòi không đóng thuế; Đòi người dân phải dùng cái chết để đấu tranh như cách tự thiêu của ngài Thích Quảng Đức… Không những vậy, Nguyễn Lân Thắng còn cực đoan đến mức bệnh hoạn, khi xem bất cứ ai mặc áo có gắn cờ Việt Nam đều là hồng binh thời cách mạng văn hóa Trung Quốc trước đây và thóa mạ họ. Thậm chí, Thắng còn tận dụng mọi cơ hội để phỉ báng lãnh tụ Hồ Chí Minh nhằm lôi kéo sự ủng hộ của đồng đảng và các đài báo phương Tây. Chính vì điều này mà Thắng đã bị người dân kéo đến tận nhà, để yêu cầu phải xin lỗi về hành vi phỉ báng quốc kỳ của Tổ quốc, cũng như lãnh tụ của dân tộc.

Mặc dù là kẻ hoang tưởng, vĩ cuồng nhưng không thể phủ nhận được cái tư duy nhanh nhạy được thừa hưởng từ gia tộc Nguyễn Lân của Thắng. Sau một thời gian dài gia nhập “làng dân chủ”, Thắng nhận ra việc đưa tin hình sẽ có nhiều lợi hơn là tin bài. Hơn nữa, đối thủ trong nghề của Thắng cũng không nhiều như đội quân anh hùng bàn phím. Vậy nên, Thắng đã tập trung mọi sức lực để lăn lê, đeo bám, rình mò, ẩn nấp khắp nơi nhằm săn ảnh nóng về các vụ khiếu kiện, giải phóng đất đai, biểu tình. Rồi áp dụng chiêu trò “râu ông nọ cắm cằm bà kia” và giật cái tít thật kêu như là giết người cướp của. Nhờ đó, Thắng được các trang thù địch như BBC, RFA, VOA… trả nhuận bút cộng tác viên rất cao. Điều đó lý giải vì sao, một sự kiện nóng mới đây như vụ Đồng Tâm lại thấy xuất hiện bóng Thắng. Đánh hơi có tiền, có tiếng là Thắng lại lên đường. Và đó cũng là câu trả lời cho những thắc mắc, tại sao một kẻ vô công rồi nghề, suốt ngày vác máy ảnh đi ngoài đường như Thắng, lại đủ tiền rủng rỉnh nuôi sống bản thân và gia đình. Từ kĩ sư mà chuyển sang “nghề dân chủ” xem chừng kiếm bộn, bảo sao ngày càng xuất hiện lắm kẻ gia nhập “làng dân chủ”. Không tiếc vứt bỏ lòng tự tôn, giá trị cơ bản của một con người để chửi bới Tổ quốc, quay lưng với đồng bào.

Không ai có quyền được chọn lựa nơi mình sinh ra và cũng không phải ai cũng may mắn được xuất hiện trong một gia tộc danh giá như Nguyễn Lân. Ấy thế mà, những thứ đáng trân quý, bao người khao khát ấy, lại bị Thắng đạp xuống bùn không thương tiếc. Đấu tranh dân chủ làm gì khi chữ hiếu chưa trọn, chữ nghĩa chưa tròn? Đấy là chưa kể, Thắng từng bất nhân với cả đồng nghiệp của mình. Thắng từng lu loa rằng sẽ quyết một phen sống mái đòi thả tự do cho Bùi Hằng – một đối tượng bị kết tội về hành vi gây rối trật tự công cộng. Thắng tự tin khẳng định “Tất cả những ai đi Đồng Tháp bằng máy bay từ Hà Nội đều mua vé một chiều, tất cả xác định trận này là trận sinh tử như không còn có ngày mai”. Thế nhưng, sau “trận sinh tử” ấy, Bùi Hằng được bóc lịch 3 năm còn Thắng thì về nhà tiếp tục lên mạng chém gió. Thực ra cũng dễ hiểu bởi một kẻ có biểu hiện ngáo chính trị như cho rằng, nếu trong tình hình dịch bệnh Covid-19 mà nước Mỹ mở cửa thì người Việt Nam đi hết. Hay muốn bảo vệ biển đảo thì phải thả những người tù… thì liệu sẽ đấu tranh được gì dưới cái mác nhà báo tự do trong “làng dân chủ”?

Dựa vào những gì Thắng đã thể hiện trong thời gian qua, không khó để dự đoán về tương lai của anh ta. Thắng hiện lên là một kẻ vì lợi ích cá nhân, sẵn sàng quay lưng phỉ báng Tổ quốc, vô ơn với người có công, xé toạc trang sử vàng của dòng họ và bôi một vết đen lớn vào truyền thống quý báu của gia đình. Chỉ tiếc cho một gia tộc danh tiếng lại nảy nòi ra một đứa cháu, đứa con như vậy.

BBT Cánh Cò

Kỳ 1: Profile Nguyễn Văn Đài – kẻ tâm thần chính trị lưu vong

Kỳ 2: Chân dung “chí phèo Dương Nội” Trịnh Bá Phương

Kỳ 3: Phạm Đoan Trang – Nữ chúa trong “làng dân chủ”

Kỳ 4: Lê Trung Khoa Thoibao.de là ai?

Kỳ 5: Bùi Thanh Hiếu – kẻ buôn gió buôn cả lương tâm

Kỳ 6: Phạm Minh Vũ – Một con ngựa non háu đá trong làng “dân chủ”

Từ khóa: