+
Aa
-
like
comment

Kỳ vọng đột phá từ tuyến đường bộ ven biển mới

Minh Thanh - 12/09/2022 09:51

Tuyến đường bộ ven biển miền Tây là một trong những dự án trọng điểm của Chính phủ trong giai đoạn 2021-2030 nhằm thực hiện mục tiêu phát triển mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng cũng như kết nối các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong đó, dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Bến Tre đã được Chính phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư lên đến 28.500 tỷ đồng.

Ảnh minh họa

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế đầu ngành của Việt Nam, mặc dù có diện tích rộng lớn hơn 40.000km², nhưng ĐBSCL lại được đánh giá là vùng trũng do thiếu hạ tầng giao thông kết nối. Trong đó, nhiều công trình giao thông mặc dù đã được đưa vào triển khai và khai thác nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Đặc biệt là hệ thống đường cao tốc vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa lớn đúng như kỳ vọng của Chính phủ và địa phương.

Trong khi đó, một vài công trình giao thông hạ tầng có nhiệm vụ kết nối TP.HCM và khu vực miền Tây, điển hình như dự án cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận, dù có mật độ xe lưu thông rất cao nhưng hiện vẫn chỉ mới hoàn thiện được khoảng 7%. Nói cách khác, dự án chỉ mới xây dựng được khoảng 91 km trong tổng chiều dài 1.239 km. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho cao tốc này luôn rơi vào tình trạng kẹt xe, quá tải và khó kiểm soát, quản lý.

Theo các chuyên gia, việc thiếu đi cơ sở hạ tầng giao thông của vùng ĐBSCL cũng gián tiếp khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng thấp, đời sống người dân còn khó khăn và thiếu đi sự kết nối với những địa phương phát triển khác trong khu vực. Do đó vùng ĐBSCL hiện đang rất cần các dự án nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và tạo ra sự đột phá cho mạng lưới kết nối giao thông đồng thời khắc phục các điểm nghẽn vẫn còn đang tồn đọng của khu vực.

Để tháo gỡ nút thắt hạ tầng cho vùng ĐBSCL, vào ngày 1/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1454/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, Bến Tre là địa phương đầu tiên được chấp thuận chủ trương cho phép đầu tư và xây dựng dự án tuyến đường bộ ven biển miền Tây đoạn qua tỉnh Bến Tre với chiều dài 53 km và số vốn đầu tư là hơn 28.500 tỷ đồng.

Mặc dù là một trong những địa phương sở hữu bãi biển hoang sơ và đẹp nhất tuy nhiên trên thực tế công tác phát triển du lịch tại Bến Tre vẫn còn rất hạn chế. Người dân chủ yếu vẫn sống bằng nghề nông, trồng cây lúa nước. Toàn huyện có gần 11 xã, thị trấn với hơn 9.000 hộ gia đình chính sách khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo. Kinh tế của huyện gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng kém, biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Các mô hình tiện ích, vui chơi, giải trí còn khá ít và kém thu hút. Chính vì thế, dự án tuyến đường bộ ven biển tỉnh Bến Tre đi qua huyện Thạnh Phú được lãnh đạo tỉnh kỳ vọng sẽ giúp mở ra không gian phát triển mới cho người dân địa phương. Cũng như giúp cho huyện Thạnh Phú tận dụng được các tiềm năng thế mạnh vốn có để đẩy mạnh phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.

Biển Thạnh Hải của Bến Tre

Ngoài ra dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre cũng là một giải pháp giao thông lý tưởng giúp rút ngắn thời gian các phương tiện di chuyển từ các tỉnh miền Tây về TP.HCM. Đồng thời “chia lửa” và giảm bớt sự ùn tắc do số lượng phương tiện lưu thông cao trên hai tuyến QL1A và QL50. Chưa kể, dự án này sẽ góp phần tạo nên tuyến vành đai kinh tế ven biển quan trọng cho khu vực tiểu vùng Đông Bắc ĐBSCL nói chung và toàn tỉnh Bến Tre nói riêng.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, bằng những nỗ lực của Chính phủ trong việc nâng cao mạng lướng cơ sở hạ tầng và giao thông quốc gia mà hàng loạt dự án giao thông trọng điểm tại các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL bước đầu đã và đang được triển khai đầu tư xây dựng. Chẳng hạn như dự án tuyến đường ven biển miền Tây (qua tỉnh Bến Tre), cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, cao tốc Châu Ðốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, …

Các dự án này được kỳ vọng sẽ là tiền đề giúp hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ kết nối khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, và bảo đảm quốc phòng – an ninh cho các tỉnh thuộc ĐBSCL.

Minh Thanh 

Bài mới
Đọc nhiều