Không một nước nào như Việt Nam
Về nguyên tắc, bất cứ quốc gia nào cũng phải xây dựng cân đối quỹ BHXH giữa thời gian đóng, mức đóng, mức hưởng và thời gian hưởng, phải xây dựng chính sách dài hơi, có kế tiếp và chuyển tiếp.
Từ khi xây dựng chính sách BHXH có đóng có hưởng từ 1995 đến nay, nền nguyên tắc của mình chưa chuẩn. Với thời gian đóng bảo hiểm như Việt Nam, các nước chỉ cho hưởng lương hưu 40-60% nhưng mình lên tới 75%. Chưa kể, hầu như không quốc gia nào trên thế giới cho phép người dân được rút số tiền BHXH một lần như tại Việt Nam, bởi lợi ích về lương hưu và phúc lợi sau này mới là điều mà họ nghĩ đến.
1. Mỹ
Người già ở Mỹ được hưởng tiền trợ cấp tuổi già từ quỹ Social Security. Đối với người đã từng đi làm, mức tiền trợ cấp tuổi già được tính từ số năm đi làm và mức lương trong những năm đó, tương tự như Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Người lãnh lương sẽ trích lại 6,2% lương và người trả lương góp thêm 6,2% lương nữa để nộp vào quỹ Social Security.
Nhiều người Mỹ tự lập kế hoạch hưu trí cho mình qua kế hoạch 401(k) vì không thể hoàn toàn dựa vào quỹ Social Security. Theo kế hoạch 401(k), mỗi người tự quyết định sẽ trích bao nhiêu phần trăm lương của mình để gửi vào tài khoản hưu trí.
Tài khoản hưu trí đó sẽ được giao cho các công ty quản lý quỹ hoặc công ty bảo hiểm nhân thọ quản lý, sinh lợi. Công ty quản lý quỹ thường tạo ra vài quỹ đầu tư khác nhau về mức lợi nhuận và rủi ro để người chủ tài khoản chọn theo ý riêng.
Số tiền trích vào quỹ hưu trí sẽ không chịu thuế thu nhập cho tới khi được rút ra dùng. Một số người sử dụng lao động còn thưởng thêm một phần vào quỹ hưu trí của người làm công với điều kiện người làm công không rời công ty sớm hơn 3-4 năm.
2. Nhật Bản
Ở Nhật Bản, người lao động có thể rút tiền bảo hiểm xã hội một lần nếu thỏa mãn các điều kiện quy định. Tuy nhiên, việc rút bảo hiểm xã hội chỉ được thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt như:
Người lao động rời khỏi Nhật Bản vĩnh viễn hoặc chuyển đến một quốc gia khác mà không có kế hoạch trở lại Nhật Bản trong tương lai.
Người lao động đạt độ tuổi hưu trí và không có kế hoạch làm việc ở Nhật Bản nữa.
Người lao động bị bệnh nặng hoặc bị thương tật nghiêm trọng và không thể tiếp tục làm việc.
Người lao động qua đời.
Trong trường hợp này, người lao động có thể yêu cầu rút tiền bảo hiểm xã hội một lần và nhận được toàn bộ số tiền đã đóng trong quá trình làm việc tại Nhật Bản. Tuy nhiên, để được rút tiền bảo hiểm xã hội một lần, người lao động phải tuân thủ các quy định cụ thể và thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật tại Nhật Bản. Mà vì hiểu được tính chất quan trọng của lương hưu nên việc thực hiện rút bảo hiểm một lần là chuyện hầu như không bao giờ xảy ra tại Nhật.
Thực chất, việc rút bảo hiểm xã hội một lần hiện đang là mối quan ngại lớn khi nó có khả năng phá vỡ các nỗ lực nâng cao độ che phủ của bảo hiểm xã hội và làm mất đi nguồn tài chính đảm bảo khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu. Một số cuộc phỏng vấn sâu trong nghiên cứu của trang Nikkei cho thấy, người Nhật Bản trước kia từng có xu hướng sẽ rút bảo hiểm xã hội một lần nếu họ không còn làm việc. Tuy nhiên, hệ lụy xảy ra khi bắt đầu công việc mới họ lại tiếp tục đóng lại từ đầu khi họ quay lại làm việc. Điều này khiến họ không tích lũy được liên tục số năm đóng bảo hiểm và khó có thể đạt được số năm cần thiết để nhận lương hưu khi họ đến tuổi nghỉ hưu.
Trang Nikkei của Nhật trích dẫn báo cáo của Tổ chức lao động Quốc tế (2021), việc không có bảo hiểm xã hội và nhận lương hưu khi về già sẽ có tác động tiêu cực nhiều hơn đến nữ giới do tuổi thọ bình quân của nữ giới cao hơn so với nam giới. Bên cạnh đó, do tiến trình đô thị hóa và số con của người trẻ tuổi hiện nay thấp hơn nhiều so với các thế hệ trước đây cũng sẽ dẫn đến những khó khăn của người cao tuổi trong tương lai khi dựa vào sự chu cấp và trông nom của con cái. Do tác động của COVID-19, xu hướng rút bảo hiểm xã hội một lần đã có xu hướng tăng cao. Hơn nữa, việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần là giải pháp tình thế, nhưng sẽ để lại hệ lụy lâu dài cho người lao động, bởi họ sẽ sống như thế nào nếu không có nguồn thu nhập cơ bản và thường xuyên khi về già.
Bảo Trâm