+
Aa
-
like
comment

Khi kẻ tham quyền định nghĩa về “nguyên thủ quốc gia”

Komi - 01/04/2021 10:46

Kể từ khi có xác nhận thông tin về việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị đã liên tiếp nhen nhóm lên những thông tin bịa đặt, xuyên tạc. Nhiều kẻ đã cố gắng sử dụng cái nhìn cực đoan, thiếu khách quan mà tự đưa ra những “định nghĩa” mới mang tên “quyền lực”. Bài viết “Ông Phúc sẽ là Chủ tịch nước, nhưng liệu ông có là nguyên thủ quốc gia thực chất?” của Lưu Trọng Văn là một điển hình như thế.

Luận điệu xuyên tạc vai trò của Chủ tịch nước dưới miện lưỡi của Lưu Trọng Văn và Tiếng Dân News.
Luận điệu xuyên tạc vai trò của Chủ tịch nước dưới miện lưỡi của Lưu Trọng Văn và Tiếng Dân News.

Có lẽ, không cần phải nói nhiều về “tâm” và “tầm” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Bởi trong nhiệm kỳ vừa qua, Thủ tướng đã để lại nhiều dấu ấn về sự năng động, quyết liệt, sáng tạo, được đông đảo người dân ủng hộ, yêu mến. Do đó, việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu giữ chức Chủ tịch nước cũng đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

Thế nhưng, lợi dụng việc này, không chỉ riêng Lưu Trọng Văn, mà nhiều đối tượng chống đối, cơ hội chính trị khác cũng đã cố tình vin vào sự kiện nhằm tuyên truyền chống đất nước. Nhưng có lẽ, bản thân chúng cũng hiểu quá rõ những đóng góp của Thủ tướng trong nhiệm kỳ qua là quá lớn, và càng bôi nhọ cá nhân Thủ tướng, chúng chỉ càng bộc lộ bản chất của mình. Thế nên, chúng “chuyển hướng” tuyên truyền sai lệch về vị trí, quyền lực của chức danh Chủ tịch nước hòng khiến dư luận hoang mang hoặc hiểu sai lệch bản chất.

Hình ảnh gần gũi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Trước hết, Lưu Trọng Văn hay một số kẻ cho rằng “Chủ tịch nước” chỉ là một “chức vụ trên danh nghĩa” hay “lễ nghi hình thức”. Đây rõ ràng là một sự xuyên tạc trắng trợn, cho thấy họ hoặc là thiếu hiểu biết hoặc là chỉ biết đánh giá bằng tư tưởng “tham quyền lực”. Cái thiếu hiểu biết là ở việc họ quên rằng “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại” (Điều 86, Hiến pháp năm 2013). Cái “tham quyền lực” biểu hiện ở chỗ họ luôn nghĩ rằng đứng đầu Nhà nước thì phải có “quyền sinh, quyền sát”, được phép dùng quyền mà hưởng lợi từ “chỗ này, chỗ kia”. Vốn dĩ, đây là mầm mống của sự tham ô, thoái hóa, biến chất hoặc của những người tham lam, sống không có tâm và chẳng có tầm.

Như thế, dù có là thiếu hiểu biết hay bản chất tham quyền lực thì những tư tưởng xuất phát những con người ấy cũng hoàn toàn không xứng đáng và không có tư cách để đánh giá hay bàn luận về các vị lãnh đạo đứng đầu Đảng, Nhà nước.

Bên cạnh góc nhìn kém hiểu biết cùng tư tưởng “tham quyền lực”, đối tượng Lưu Trọng Văn trong bài viết của mình không quên lồng ghép tư tưởng chống Đảng bằng cách khẳng định phải có quyền lực trong Đảng (phải là Đảng viên, phải nằm trong Bộ Chính trị,…) thì mới có quyền lực thực chất. Đây là có lẽ là mưu đồ chính mà đối tượng này muốn tuyên truyền.

Chân dung Lưu Trọng Văn, nghịch tử của nhà thơ Lưu Trọng Lư.
Chân dung Lưu Trọng Văn, nghịch tử của nhà thơ Lưu Trọng Lư.

Rõ ràng, xét ở vị trí của một Chủ tịch nước, một nguyên thủ quốc gia, thì dù có là Đảng viên hay không vẫn sẽ mang những quyền lực và trách nhiệm không thay đổi. Năm xưa, cụ Huỳnh Thúc Kháng dù không phải Đảng viên Đảng Cộng sản, vẫn giữ cương vị Quyền Chủ tịch nước.

Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền, hoạt động quản lý Nhà nước cũng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Mọi chức danh trong bộ máy quyền lực, từ cao xuống thấp đều có pháp luật quy định về thẩm quyền, nhiệm vụ, vai trò,… nên sẽ không chuyện người này làm thì có quyền, người kia làm lại không.

Vốn dĩ, Lưu Trọng Văn hay một số đối tượng khác chỉ biết đánh giá suông, vô căn cứ mà chẳng thể phân tích về mặt pháp lý hay đưa ra dẫn chứng thực tế nào. Với lối tuyên truyền như thế, Văn chỉ thể hiện một nhân cách vừa không có chính kiến, vừa hời hợt, bấp bênh và không có năng lực, không có nhận thức. Sau cùng, mục đích phá hoại cũng chỉ nằm ở việc muốn tách rời, chối bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, hướng lái, tuyên truyền đòi “đa nguyên, đa đảng”.

Quyền lực của Đảng là quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là quyền lực công
Quyền lực của Đảng là quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước là quyền lực công

Cần phải nhận thức rõ, Đảng lãnh đạo nhà nước nhưng không đồng nhất quyền lực của Đảng với quyền lực Nhà nước. Quyền lực của Đảng là quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước là quyền lực công. Nhưng hơn hết, bất kể là quyền lực chính trị hay quyền lực công thì đối với thể chế chính trị tại Việt Nam, nhân dân vẫn là người làm chủ.

Sau tất cả, với các vị trí lãnh đạo cấp cao như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội… thì rồi cũng sẽ có muôn màu lời lẽ xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo. Nhưng, dù có là gì thì đến cuối những thủ đoạn này vẫn sẽ thất bại bởi chính bản chất yếu hèn, kém cỏi của những kẻ chống phá!

Komi

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Bài mới
Đọc nhiều