+
Aa
-
like
comment

Cách mạng công nghiệp 4.0 cơ hội Việt Nam vươn lên phát triển thịnh vượng

30/09/2019 16:05

Bộ Chính trị nhấn mạnh phải coi viêc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế – xã hội. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

2Nghị quyết của Bộ Chính trị về cách mạng 4.0

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Theo đó, cuộc Cách mạng công nghiệp này mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội đất nước.

Bộ Chính trị đưa ra mục tiêu tổng quát là tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành nghị quyết của Bộ Chính trị về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Cùng với đó là phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Bộ Chính trị đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân.

Bộ Chính trị nhận định thời gian qua, nước ta đã đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Tuy nhiên, mức độ chủ động tham gia của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn hạn chế. Nguyên nhân chính của những hạn chế nêu trên là do chủ quan.

Do đó, Bộ Chính trị khẳng định chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là tất yếu khách quan. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Phải coi viêc chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội để VN bứt phá trong phát triển kinh tế – xã hội.

Cuộc Cách mạng công nghiệp này mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội đất nước. Bộ Chính trị đưa ra một số quan điểm chỉ đạo, trong đó nêu rõ, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư yêu cầu phải đổi mới tư duy về quản lý kinh tế, quản lý xã hội; xây dựng, hoàn thiện thể chế cho phù hợp.

Cần có cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo; tránh mọi biểu hiện bàng quan, thiếu tự tin, thụ động, nhưng không chủ quan, nóng vội, duy ý chí.

Đồng thời, phát huy tối đa các nguồn lực, bảo đảm đủ nguồn lực cho việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xác định nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược, cơ bản lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của toàn xã hội.

Việt Nam phải trở thành một quốc gia thịnh vương khi tham gia CMCN 4.0

Cụ thể đến năm 2025, VN phải xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã. Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm. Có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung.

5 năm tiếp theo sẽ có mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp. Kinh tế số chiếm trên 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm. Hoàn thành xây dựng chính phủ số và hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung.

Đến năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á; có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh.

Cuộc cải cách công nghệ như chuyển đổi số; cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Là cơ hội mới cho Việt Nam – một đất nước mà vốn dĩ vì nhiều lí do chúng ta đã không tận dụng tốt được cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, thì nay với cuộc cách mạng công nghiệp mới này, với những đột phá về công nghệ, chúng ta phải tận dụng được.

CMCN 4.0 được xem cơ hội tốt để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Báo cáo của CIEM nhìn nhận, CMCN 4.0 sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 7 – 16%/năm… Các ngành kinh tế truyền thống dự báo sẽ nâng cao giá trị. Ngành chế tạo có thể tăng thêm từ 7 – 14 tỷ USD; nông nghiệp tăng thêm khoảng 5 tỷ USD so với trường hợp không thực hiện CMCN 4.0. Đặc biệt, các ngành công nghệ mới của CMCN 4.0 sẽ là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam như: IoT, kinh tế số…

Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để thực hiện khát vọng xây dựng quốc gia thịnh vượng, hùng cường nếu có thể ứng dụng một cách hiệu quả công nghệ lõi của CMCN 4.0 như Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối, điện toán đám mây… nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội.

Những công nghệ tiên tiến cùng với chất lượng nguồn nhân lực, năng lực thể chế sẽ quyết định tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để giúp Việt Nam phát triển đột phá, vượt qua được bẫy thu nhập trung bình.

Xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường là khát vọng mãnh liệt của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam sau khi giành được độc lập, cả đất nước Việt Nam đều tràn đầy hy vọng đối với tầm nhìn này. Hiện nay, quy mô nền kinh tế Việt Nam chỉ đứng thứ 2 sau Thái Lan ở khu vực Đông Nam Á lục địa, nhưng đã vượt xa 3 nước Myanmar, Lào và Campuchia. Xét về xu thế phát triển, năm 2000, GDP của Việt Nam chỉ bằng 1/4 Thái Lan, nhưng năm 2008 đã tăng lên mức 1/3 và năm 2016 tăng lên bằng 1/2, nếu tiếp tục xu thế phát triển này, thì đến năm 2045, thậm chí chỉ cần đến năm 2030, Việt Nam nhất định sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á lục địa.

Nếu xu thế và môi trường phát triển nói trên không đổi, việc Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển chỉ còn là câu chuyện thời gian sớm hay muộn, vấn đề là lúc nào có thể thực hiện được khát vọng này.

Đinh Lực

Bài mới
Đọc nhiều