+
Aa
-
like
comment

2 năm chờ đợi mỏi mòn và…

Thu An - 20/06/2022 17:00

Mới đây, một vụ việc đã khiến giới nghệ thuật nước Đức nổ ra tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội liên quan đến vấn đề sáng tạo nghệ thuật “vô giới hạn”. 

Bức ảnh của Fabian Zolar được cho là mô tả Thủ tướng Markus Söder (CSU) trong bộ đồng phục SS

Cụ thể, nghệ sĩ vẽ tranh biếm họa Fabian Zolar (39 tuổi) đã tiếp tục gửi đơn kháng cáo, sau khi bị kết tội vẽ graffiti Thủ tướng bang Bavarian (Đức) Söder trong bộ đồng phục. Bức tranh đã khiến giới chức Đức gợi nhớ đến SS (một tổ chức vũ trang của Đảng Quốc xã).

Tòa án quận Nuremberg-Fürth đã bác bỏ đơn kháng cáo trên với lí do kháng cáo là vô căn cứ. Anh Fabian Zolar vẫn phải chịu mức phạt là 2.700 euro về tội sử dụng các dấu hiệu của tổ chức khủng bố và vi hiến.

Vụ việc xảy ra vào mùa hè năm 2022, người đàn ông có nghệ danh Fabian Zolar đã phun graffiti lên một nhà kho ở phía nam Nuremberg. Theo tòa án khu vực, bức ảnh gây tranh cãi có phong cách của một tấm bưu thiếp, nửa trên cho thấy Söder trong một loại đồng phục SS. Ngoài ra, một nửa khuôn mặt đã được biến thành hộp sọ, gợi nhớ đến SS và phù hiệu đầu lâu xương chéo của tổ chức này.

Nghệ sĩ graffiti Fabian Zolar (39 tuổi)

Phần dưới của bức ảnh là hai cảnh bạo lực của cảnh sát, được bổ sung bằng dòng chữ “Lời chào tình yêu từ Bavaria”. Theo phát ngôn viên của cơ quan tư pháp Tina Haase, tòa án sẽ phải làm rõ mức độ các biểu tượng được sử dụng để đưa ra phán quyết cuối cùng.

Tại tòa án, Fabian Zolar thừa nhận mình đã phun bức tranh gây tranh cãi, nhưng đồng thời phủ nhận đó là hình thủ tướng Söder.

Fabian Zolar nói rằng, nội dung bức hình đề cập đến hình ảnh quyền lực đi đôi với hình ảnh bạo lực của cảnh sát. Ông ta giải thích rằng, bản thân là nạn nhân của bạo lực cảnh sát vào tháng 6/2022 và muốn sử dụng hình vẽ graffiti để mô tả trải nghiệm của mình.

Câu nói “Lời chào từ Bavaria” chỉ muốn đưa bức ảnh đến một mức độ hài hước. Và bản thân Fabian Zolar không có ý định ám chỉ đến thời kỳ Đức Quốc xã hay sử dụng các biểu tượng vi hiến với bức tranh của mình.

“Việc nhận ra ai sẽ tùy thuộc vào người xem. Bức ảnh không phải là một bức tranh biếm họa của Söder, mà là một đài tưởng niệm chống lại bạo lực của cảnh sát”, Fabian Zolar nói với BILD. Một lần nữa, ông khẳng định những điểm tương đồng hoàn toàn là ngẫu nhiên.

Nghệ sĩ Fabian Zolar (nghệ danh) trong quá trình kháng cáo trước tòa án quận Nuremberg-Fürth

Tại buổi sơ thẩm, Tòa án quận Nuremberg-Fürth tiếp tục bác bỏ đơn kháng cáo.

Theo thẩm phán, lời giải thích của Fabian Zolar chứng tỏ rằng bị cáo muốn miêu tả và bôi nhọ thủ tướng trong bối cảnh bạo lực của cảnh sát và các phương pháp của chế độ độc tài Đức Quốc xã.

Hơn thế, các biểu tượng được sử dụng trong bức tranh, ví dụ như huy hiệu SS-Sturmbannfuhrer trên ve áo của quân phục là rõ ràng. Hình thức tổng thể của bộ đồng phục màu đen, bao gồm cả chiếc mũ chóp nhọn có thể khẳng định đó là một loại đồng phục của SS.

Sau khi biết đến bức vẽ graffiti, Thủ tướng bang Bavarian đã đệ đơn khiếu nại hình sự. Vì người đàn ông đã kháng cáo lệnh trừng phạt từ văn phòng công tố nên vụ việc đã kết thúc tại tòa án.

Trước đó, Tại Đức hai khách du lịch người Trung Quốc bị cảnh sát bắt và phạt tiền sau khi thực hiện kiểu chào “Heil Hitler” trước tòa nhà Quốc hội Đức Reichstag. Hai Du khách trên bị phạt 500 euro mỗi người vì hành vi “sử dụng biểu tượng của những tổ chức bất hợp pháp”.

Theo Điều 86 và 86a trong Bộ luật hình sự, Đức đã cấm công khai phủ nhận Holocaust và phổ biến tuyên truyền Đức Quốc xã, cả ngoài đời thực và trực tuyến. Điều này bao gồm việc chia sẻ các hình ảnh như chữ thập ngoặc, mặc đồng phục SS và đưa ra những tuyên bố ủng hộ, phát biểu kích động thù hằn. Trong đó bao gồm kiểu chào phát xít – biểu tượng gợi lại thời kỳ đen tối của Đức Quốc xã.

Ngoài ra, cờ và các biểu tượng của Đức Quốc xã bị cấm trưng bày tại rất nhiều quốc gia Châu Âu. Trong đó, 8/2022 New South Wales trở thành tiểu bang thứ hai (sau Victoria) cấm cờ và biểu tượng của Đức Quốc xã tại Úc.

Theo đó, người cố tình trưng bày hoặc sử dụng các kỷ vật có hình chữ thập (biểu tượng của Đức Quốc xã) có thể bị ngồi tù tới một năm và phạt tiền hơn 100.000 đô la.

Huyền Trang

Bài mới
Đọc nhiều