+
Aa
-
like
comment

Xứng đáng là những cánh chim hòa bình đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân

23/09/2020 14:19

Với bất kỳ quốc gia nào, an ninh quốc gia được xác định là nền tảng, là nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội. Chỉ khi an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, chủ quyền và lãnh thổ của đất nước được giữ vững, chính trị ổn định thì đất nước mới có nhiều cơ hội phát triển, đời sống nhân dân mới được nâng cao; vị thế, uy tín của Việt Nam tạo lập trên trường quốc tế.

Không phải ngẫu nhiên mà Tờ Forbes nhận định “Việt Nam lọt vào top các đối tác thương mại của Mỹ có nền kinh tế tăng trưởng vượt trội, nhanh và ổn định nhất thế giới từ đầu 2020 đến nay”. Ngay cả đích thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nhận định: “Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất, thể hiện rõ nhất với việc hợp tác thương mại hai nước tăng gấp 100 lần trong 20 năm qua”. Đặc biệt, phải có cơ sở thì báo chí của Ấn Độ mới đưa ra nhận định “giờ đây Ấn Độ đang thua xa Việt Nam về mọi mặt FDI lẫn xuất nhập khẩu”; và Tờ Khaleej Times (UAE) gọi tên “Việt Nam – Phép màu kinh tế kỳ diệu của Á Châu”. Những thành quả trên không có sẵn, nó được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt của biết bao thế hệ ông cha; đánh đổi bằng máu, xương của biết bao nhân dân và các thế hệ chiến sĩ kiêng cường.

Giữ từng tấc đất, chủ quyền biển đảo quê hương

Sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là sức mạnh tổng hợp quốc gia, bao gồm và có sự kết hợp chặt chẽ tất cả các mặt trận, các lĩnh vực hoạt động: quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị, ngoại giao, pháp lý… Trong đó, sức mạnh quốc phòng, an ninh giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

 

Ngoài biển Đông, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ tham vọng bành trướng, sử dụng mọi thủ đoạn vô nhân đạo, phi pháp hòng biến biển Đông thành ao nhà. Không biết bao lần Trung Quốc xua tàu hải giám, hải cảnh đi vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, cũng không đếm xuể bao lần xịt vòi rồng “té nước”, khiêu khích lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam. Để đấu trí, đuổi những thành phần khách không mời ra khỏi vùng biển của ta, các chiến sĩ đã phải đổ không biết bao nhiêu sức lực. Máu, nước mắt của chiến sĩ hòa cùng nước biển mặn đắng, nhưng chưa một chiến sĩ nào tự ý rời bỏ chiến tuyến, tất cả đều vì chủ quyền biển đảo quê hương.

Hàng đêm, các ngọn hải đăng trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam luôn sáng đèn, chiến sĩ trực chiến cả ngày lẫn đêm tuần tra, bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Thương nhất các chiến sĩ tại các nhà giàn, dù mưa bão, sóng đánh bạc đầu, rung lắc nhà giàn nhưng 100% chiến sĩ vẫn bám trụ, trên từng cột mốc chủ quyền. Khẩu hiệu “Đảo là nhà, biển cả là quê hương” đã ăn sâu vào trong máu, xương, tủy của các chiến sĩ. Vì thế mà cuộc sống trên đảo, ngoài khơi có vất vả, khó khăn nhưng tất cả các chiến sĩ đều bám trụ, với niềm tự hào và ý chí, bản lĩnh kiên cường. Cũng nhờ đó, từ năm 1975 đến nay, chưa một tấc đất nào trên biển phải mất đi.

Trên đất liền, dọc các đường biên giới, quân đội đi tuần hàng ngày, hàng đêm. Biết bao thương vụ vận chuyển ma túy, buôn hàng gian, nhập cảnh phi pháp bị chặn đứng; cũng không đếm xuể bao nhiêu tội phạm bị bắt trong những chuyến tuần tra của cán bộ chiến sĩ cắm chốt biên phòng. Điểm đặc thù mà người lính nào cũng nếm trải, đó là làm việc trong mọi điều kiện khắc nghiệt, dù mưa gió sấm sét rền trời hay nắng đổ lửa – không điều kiện tự nhiên nào có thể cản được người chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ.

Nơi nào khó, luôn có chiến sĩ công an vì dân phục vụ

Bảo vệ an ninh đất nước từ phía bên trong

“Sử dụng người Việt để đánh người Việt”, chiến lược tàn ác mà đế quốc Mỹ từng sử dụng trong chiến tranh Việt Nam vẫn là nỗi đau ám ảnh trong tâm trí của rất nhiều người dân. Ngày hôm nay, nỗi ám ảnh đó được gợi lại khi các cá nhân nằm trong tổ chức phản động, những thành phần khủng bố mang trong mình dòng máu người Việt ra sức thực hiện âm mưu “nồi da xáo thịt”; dùng chính người Việt trong nước hòng phá hoại hòa bình của dân tộc, với cái mác tưởng chừng như tốt đẹp “đấu tranh bảo vệ đất nước”.

Đất nước đã hòa bình, nhưng các thành phần chống phá, thuộc tổ chức khủng bố như “Việt Tân”, “Triều đại Việt” luôn tìm mọi cách lôi kéo tập hợp người Việt ở trong và ngoài nước tham gia nhằm lật đổ nhà nước Việt Nam. Bất kể sự kiện nóng nào của đất nước đều có bàn tay nhám nhúa của tổ chức chống phá nước ngoài cài cấm vào để phá hoại. Như sự việc vừa diễn ra, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm 20 bị cáo gây nổ tại trụ sở công an, được tổ chức khủng bố “Triều đại Việt” tiếp sức, chi hơn 160 triệu đồng để những kẻ chống phá trong nước mua vật liệu nổ, chế tạo trái nổ và gây nổ tại trụ sở các cơ quan nhà nước, cơ quan công an để gây tiếng vang cho tổ chức. Với các hành động táo tỡn, manh động và hủy diệt của các thành phần khủng bố, để ngăn chặn, vô hiệu hóa các kế hoạch chống phá, đặt bom của các thành phần phản động được đào tạo từ nước ngoài, là chuyện không dễ dàng. Và cái giá mà các cán bộ chiến sĩ phải trả, để đánh đổi cuộc sống bình yên cho nhân dân, là biết bao mồ hôi, nước mắt và thậm chí là chấp nhận hy sinh cả tính mạng.

Trước thềm đại hội 13, các thành phần chống phá, những kẻ lưu vong ra sức kêu gào đòi “nhân quyền” cho những đối tượng chống phá chính quyền của nhân dân bị bắt; lấy đó làm bàn đạp, cái cớ kích động, kêu gọi người dân chống phá. Tại Việt Nam không có cái gọi là đàn áp nhân quyền mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật, đe dọa đến an ninh trật tự, hòa bình và cuộc sống bình yên của người dân mới bị bắt, trừng trị thích đáng. Dư luận và các cơ quan chức năng đã lên tiếng, và đã có quá nhiều cảnh báo, tuy nhiên, có nhiều việc thân bất do kỷ, các chiến sĩ bất lực. Xót xa nhất là khi thấy những người dân ngây dại của mình rơi vào cái bẫy của các thành phần phá hoại, và trở thành công cụ cho những kẻ phản động, khủng bố lòng lan dạ sói sử dụng để phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân, để rồi mang lấy vết chàm, đến khi bừng tĩnh, đã không thể nào quay đầu, tội lỗi và sự bức rức đi theo con người ta dai dẳng đến cuối đời.

Công Lính! 

Dù bất kỳ nơi đâu, người lính luôn mang trên mình sứ mệnh cao cả. Trên bất cứ mặt trận nào, dù ở vùng biên cương, biển đảo hay đánh án trên đất liền, họ luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, sứ mệnh Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó. Như lời nhận định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: “Công an nhân dân cùng với Quân đội nhân dân như hai cánh chim hòa bình, hai lực lượng quan trọng, là thanh kiếm và lá chắn để giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước”.

Nếu như bốn mươi lăm năm trước, hai tiếng Việt Nam vẫn còn gắn liền với chiến tranh và phân ly, với máu lửa và nước mắt. Nhưng giờ đây, Việt Nam đã trở thành một trong những thành viên tích cực tham gia các hoạt động Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Những hình ảnh người lính cụ Hồ – mũ nồi Việt Nam không còn mấy xa lạ với người dân ở các nơi mà Liên Hiệp Quốc đóng quân. Đến bất kỳ nơi đâu, người lính Việt Nam luôn được yêu mến.

Tự hào lắm hai tiếng Việt Nam!

Ốc Biển Trường Sa 

Bài mới
Đọc nhiều