“Việt Nam vươn lên thành cường quốc Đông Nam Á”
Với tiêu đề “Việt Nam vươn lên thành cường quốc Đông Nam Á”, tờ Korean Times đã nhận định Việt Nam vẫn đang được nhận định là đầu tàu kinh tế khu vực, bất chấp những khó khăn từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.
Bài viết đã tập trung phân tích và mối quan hệ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Cuối cùng đưa đến kết luật mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam thật sự là một mối quan hệ cộng hưởng, đồng thời cũng là lý do tại sao Việt Nam rất quan trọng với tương lai của Hàn Quốc.
“Đầu tàu kinh tế”
Cụ thể trang tin này viết, khi mối quan hệ quốc tế phát triển và nền kinh tế toàn cầu chuyển đổi, Hàn Quốc đã củng cố mối quan hệ ngày càng sâu sắc hơn với Việt Nam, quốc gia vào năm ngoái đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc.
Việt Nam đã nổi lên như một trong những ngành kinh tế năng động bậc nhất châu Á trong những năm gần đây, thể hiện sự tăng trưởng và ổn định vượt trội, ngay cả khi đã phải đối mặt với những bất ổn và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương Việt Nam là nơi có Dân số Nga dạng Với hơn 100 triệu người tính đến tháng 4/2023, đã trở thành quốc gia đông thứ 15 trên thế giới. Đây là một quốc trẻ với hơn một nửa dân số ở độ tuổi dưới 30. Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận với lực lượng lao động trẻ dồi dào có học thức cao, am hiểu về công nghệ. Quốc gia này cũng đạt được những bước tiến đáng kể cho việc giáo dục dẫn đến lực lượng lao động không chỉ đông mà còn ngày càng chất lượng.
Cùng với Hàn Quốc, ngành sản xuất hướng tới xuất khẩu của Việt Nam đang chịu rất nhiều áp lực từ sự sụt giảm của nhu cầu chung trên toàn thế giới. Với mức giảm của Việt Nam là khoảng 10% trong 4 tháng đầu tiên của năm nay, của Hàn Quốc là khoảng 16%. Tuy nhiên khi đã vượt qua khủng hoảng toàn cầu thì cả hai quốc gia theo vẫn duy trì được kỳ vọng cao và tăng trưởng trong dài hạn.
Được thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 22/12/1992, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã phát triển ổn định được đánh giá bằng thương mại song phương mạnh mẽ, giao lưu nhân dân năng động và các chuyến thăm ngoại giao cấp cao thường xuyên giữa hai nước.
Thương mại song phương năm 2022 đạt mức kỷ lục 87,6 tỷ USD, trong đó Hàn Quốc xuất khẩu 60,9 tỷ USD và nhập khẩu 26,7 tỷ USD (35,1 nghìn tỷ won) từ Việt Nam. Cuốn sách ấn tượng này cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sâu sắc của hai quốc gia.
Giao lưu nhân dân cũng ngày càng tăng, thể hiện qua lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam (769.167 năm 2022) và khách Việt Nam đến Hàn Quốc (239.269 năm 2022) ngày càng tăng. Sinh viên Việt Nam, với số lượng hơn 70.000, tạo thành nhóm sinh viên quốc tế lớn nhất tại Hàn Quốc, làm nổi bật các kết nối văn hóa sâu sắc.
Các tương tác ngoại giao cấp cao thường xuyên giữa hai nước nhấn mạnh cam kết của họ trong việc tăng cường quan hệ song phương. Vào tháng 12/2022, một cột mốc quan trọng đã đạt được khi Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến thăm Hàn Quốc, dẫn đến việc nâng cấp mối quan hệ lên “đối tác chiến lược và toàn diện”. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Phúc và Chủ tịch Yoon Suk Yeol cam kết tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng như chiến lược, an ninh, công nghiệp và chuỗi cung ứng.
Các trao đổi cấp cao tiếp tục diễn ra trong năm 2023 khi Chủ tịch Quốc hội Kim Jin-pyo thăm Việt Nam vào tháng 1, được đáp lại bằng các chuyến thăm của Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Công an Việt Nam vào tháng 3 và tháng 4 .
Phó thủ tướng phụ trách kinh tế của hai nước cũng đã gặp nhau tại Hà Nội để thảo luận về các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, cho thấy triển vọng tích cực cho nhiều trao đổi cấp cao như vậy trong tương lai.
Từ là một trong những nền kinh tế nhỏ và nghèo nhất trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc hiện đại hóa nền kinh tế. Trong 10 năm, nó đã nổi lên như một cường quốc sản xuất, một trường tâm phát triển năng động và đầy hứa hẹn các doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ mới.
Kể từ khi gia nhập các quốc gia Đông Nam Á Asean vào năm 1995, Việt Nam đã liên tục nằm trong top những lời kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực cũng như tăng trưởng nhanh nhất châu Á khi tăng trưởng GDP hàng năm đã duy trì liên tục trong khoảng từ 6 đến 6,5% mỗi năm và đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm vào việc làm cũng đã tăng vọt.
Với tốc độ tăng trưởng dịch vụ hàng năm gần hai con số, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh và người dân với sức trẻ và sự năng động, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về lĩnh vực công nghệ số, công nghệ kỹ thuật cao, dịch vụ tài chính và du lịch dịch vụ.
“Tương lai của Hàn Quốc”
Là một quốc gia phát triển mới của Châu Á nhưng Hàn Quốc tế đang “cạn dần” những động lực tăng trưởng kinh tế cho sự thay đổi của cơ cấu dân số Khi tỷ lệ sinh hiện nay đang thấp dưới 1,3 và dân số đã bước vào giai đoạn già hóa.
Điều này có thể thấy có mức tăng trưởng của Hàn Quốc đã liên tục giảm trong 10 năm qua, từ mức tăng trưởng bình quân 7% trong những năm 2000 đã giảm xuống chỉ còn 3 đến 4% trong giai đoạn 2010 – 2015. Nguyên nhân tất nhiên phần nhiều đến từ cơ cấu dân số đang già hóa và Hàn Quốc đang đứng trước nguy cơ sẽ rơi vào chu kỳ suy giảm số người Nhật Bản trong 10 năm tới.
Theo tờ Korean Times viết, thật may sau đó chúng ta đã tìm thấy Việt Nam, một quốc gia công xuất phát điểm giống như Hàn Quốc, cùng bước ra từ sau chiến tranh với một nền kinh tế lạc hậu nhưng người dân lại có tinh thần vượt lên rất cao, điều quan trọng hơn đây cũng là một quốc gia có nền văn hóa khá tương đồng, người dân có tinh thần học hỏi cao rất coi trọng giáo dục và hơn nữa là đang trong giai đoạn dân số vàng.
“Giai đoạn này của Việt Nam đang khá giống Việt với Hàn Quốc trong những năm 80 khi tràn đầy khí thế hướng tới một quốc gia thu nhập cao, trình độ giáo dục của người dân về căn bản đang ở mức cao. So với các quốc gia có cùng thu nhập, Việt Nam có những điều kiện tuyệt vời để cộng hưởng với nền kinh tế Hàn Quốc,” tờ báo nêu rõ.
Các công ty Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam xây dựng nhà máy và những sản xuất trị giá hàng chục tỷ đô la Mỹ, riêng Samsung đã đạt 20 tỷ đô la Mỹ. Tất cả đã tạo nên sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng của cả nước, trong đó Hàn Quốc thuận lợi từ việc cung cấp các linh kiện chất lượng cao cho ngành sản xuất Việt Nam qua đó lấy lại đà tăng trưởng từ 4 đến 5% trong 5 năm qua, còn Việt Nam thì hưởng lợi từ sự phát triển ưu tiên của ngành công nghiệp điện tử.
Hợp tác kinh tế là nền tảng của quan hệ hai nước hiện tại đang phát triển sang giai đoạn mới khi các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam đang phát triển từ việc sản xuất và lắp ráp điện tử, đang thiết kế và nghiên cứu những sản phẩm cao cấp hơn với sự ra đời của trung tâm nghiên cứu của Samsung tại Hà Nội là một minh chứng cho sự phát triển của mối quan hệ hợp tác này.
Tuần trước, câu lạc bộ doanh nghiệp toàn cầu của Hàn Quốc đã đưa ra một bản báo cáo nhấn mạnh tiềm năng to lớn của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó trọng điểm hướng về Việt Nam. Tác giả của báo cáo đã nêu bật được các cơ hội và tiềm năng của Việt Nam, quốc gia đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam là quốc gia có sự phát triển bền vững nhất, thị trường của Việt Nam không kém phần quan trọng với Hàn Quốc.
Tuệ Ngô