Việt Nam sẽ là ứng cử viên hàng đầu cho “cuộc đua danh hiệu” công xưởng thế giới mới?
Thời gian gần đây, Việt Nam đã và đang nổi lên là nơi thu hút đầu tư vô cùng tiềm năng bởi hàng loạt các lí do lí tưởng. Nhưng liệu Việt Nam có thể là ứng cử viên hàng đầu cho “cuộc đua danh hiệu” công xưởng thế giới mới?
Cái gọi là “công xưởng thế giới” dùng để chỉ các cơ sở sản xuất được thành lập để cung cấp quy mô lớn các sản phẩm công nghiệp trên toàn thế giới với rất nhiều sản phẩm bao gồm thép, công nghiệp hóa chất, sản xuất máy bay,….
Với giá nhân công ngày càng tăng, các nước phát triển đã dần thay thế các nước đang phát triển bằng lợi thế lao động của mình và trở thành trung tâm sản xuất của thế giới. Đến năm 2020, từ sản lượng sản xuất trên toàn thế giới, Trung Quốc đứng đầu với 28% thị phần và là nhà sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, vị thế độc tôn này được các chuyên gia đánh giá sẽ không thể giữ vững khi “một ngôi sao” khác trên bầu trời chuỗi cung ứng đang dần vươn lên không đâu khác ngoài Việt Nam.
Vậy làm thế nào để ngành sản xuất của Việt Nam, quốc gia đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, sẽ thay thế Trung Quốc?
Liên quan đến vấn đề này, trang mạng xã hội Baidu đã đưa ra những phân tích về các yếu tố cấu thành sự phát triển và tiềm năng của Việt Nam để trở thành công xưởng tiếp theo của thế giới.
Thời gian trôi qua, Trung Quốc đã trở thành “công xưởng thế giới”, trong nhiều chủng loại sản phẩm công nghiệp trên thế giới, “Made in China” là một thương hiệu rất rõ ràng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có nhiều ý kiến cho rằng thời kỳ lợi tức nhân khẩu học của Trung Quốc đã qua , và vị thế ” công xưởng của thế giới” sẽ sớm bị mất đi. Trong đó, Đông Nam Á sẽ là cứ điểm sản xuất công nghiệp mới nổi của thế giới. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng qua từng năm và nhiều hãng nổi tiếng đặt nhà máy tại Việt Nam, liệu Việt Nam có vượt Trung Quốc?
Theo Thống kê của Bộ Tài chính, kim ngạch xuất khẩu quý I của Việt Nam đạt 89,1 tỷ USD, tăng 13% so với năm trước, do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên thành tích này rất chói lọi. Theo Baidu, đây là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam vượt qua Thâm Quyến, Trung Quốc và có thể dự đoán khoảng cách này sẽ ngày một nới rộng. Từ năm 1978, công cuộc cải cách, mở cửa của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Sau hơn 30 năm phát triển ổn định, Việt Nam đã trở thành một phần không thể thiếu trong bối cảnh sản xuất toàn cầu. Trong khi đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế, ngoại thương của nó cũng đã đạt được sự phát triển to lớn. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ vượt 600 tỷ đô la Mỹ, vào hàng tốt nhất thế giới, trong khi dân số Việt Nam chỉ khoảng 90 triệu người, tính về dân số thì chưa bằng 4/10 của Trung Quốc. Cũng có thể thấy từ tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người, trước khi tiến hành cải cách, mở cửa, GDP bình quân đầu người của Việt Nam không vượt quá 100 USD thì nay đã là 3.700 USD, tăng gấp 37 lần.
Baidu còn đặc biệt đánh giá, Việt Nam với tốc độ phát triển kinh tế rất ổn định đã nếm trải quả ngọt, chắc chắn sẽ trở thành nước sản xuất lớn. Theo xu hướng chung này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu đẩy nhanh tốc độ vươn ra toàn cầu.
Sau khi nhiều nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới lần lượt rời bỏ Trung Quốc, họ đều chọn đặt nhà máy tại Việt Nam. Đặc biệt trong thời gian đại dịch, đơn hàng từ châu Âu, Mỹ đổ về đã tạo điều kiện cho ngành sản xuất Việt Nam phát triển nhanh chóng. Hơn 1/3 sản phẩm từ Mỹ là của Việt Nam, đó là sản phẩm giày dép, quần áo của Mỹ. Ngoài các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, ngành dệt may của Trung Quốc cũng đang chuyển sang Việt Nam. Năm 2021, Việt Nam sản xuất giày cho Nike chiếm 51% sản lượng toàn cầu của hãng, trong khi tỷ lệ này tại Trung Quốc đã rớt xuống còn 21%.
Đáng chú ý, mới đây, hơn 50 công ty từ phái đoàn Mỹ lớn nhất từ trước đến nay, bao gồm các công ty quốc phòng, dược phẩm và công nghệ, đổ bộ vào Việt Nam để thảo luận về các cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh theo chương trình của Hội đồng kinh doanh Mỹ – ASEAN (USABC) tổ chức tại Hà Nội. Trong đó có những tên tuổi lớn như Boeing, SpaceX, Netflix, Pfizer, Abbott, Citibank, Meta và Amazon, cũng như các công ty đang kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam như Coca-Cola, PepsiCo, Apple…
Việt Nam đã nổi lên như một điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài với dân số trẻ, chính trị ổn định và vị trí địa lý thuận lợi. Tháng trước, tờ Tribune de Genève của Thụy Sĩ cho rằng Việt Nam sẽ chứng kiến sự ra đời của các “siêu nhà máy”.
Tuy nhiên, theo Baidu, về việc liệu Việt Nam có thể thay thế ngành sản xuất của Trung Quốc hay không vẫn chưa có kết luận chắc chắn. Sau khi phân tích kỹ lưỡng các thể chế ngành sản xuất của Việt Nam, từ cấp độ này, Việt Nam có thể thay thế một phần ngành sản xuất của Trung Quốc và tương lại không xa nếu không có nhiều biến động, sẽ là ứng cử viên hàng đầu trong cuộc đua công xưởng của thế giới.
Tuệ Ngô