+
Aa
-
like
comment

Việt Nam đang vượt xa phần còn lại của châu Á

Bảo Trâm - 09/11/2022 15:12

Mới đây, trang Wall Street Journal của Mỹ vừa có bài viết nhận định Việt Nam đang vượt xa phần còn lại của châu Á khi xét về tăng trưởng kinh tế thần tốc, dự trữ ngoại hối bằng đồng USD và chính sách tiền tệ linh hoạt.

Theo đó, trang Wall Street Journal (WSJ) nhấn mạnh Việt Nam đang ở giai đoạn “tăng trưởng vàng” (Goldilocks) – khi mọi thứ đều cân bằng đến hoàn hảo và những ngày suôn sẻ thuận lợi hậu đại dịch COVID-19 của Việt Nam dường như đã qua. Tuy nhiên, những gì mà Việt Nam làm được đang là điều mà nhiều quốc gia khác mong muốn mà chưa làm được, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu trầm lắng và chìm trong nỗi lo suy thoái, lạm phát, giá cả tăng cao, nhiều biến động.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu trầm lắng và chìm trong nỗi lo suy thoái, lạm phát, giá cả tăng cao, nhiều biến động thay đổi, thì Việt Nam vẫn duy trì hàng loạt chỉ số tăng trưởng đáng ngưỡng mộ và hầu hết các quốc gia khác đều vô cùng khao khát một thành công như thế.

“Việt Nam đang khác xa phần còn lại của châu Á” (Vietnam is out of step with the rest of Asia), chính là lập luận được WSJ nhấn mạnh rằng, quốc gia này có thể sẽ nằm trong số những nước tăng trưởng nhanh nhất châu Á vào năm tới, mặc dù đồng tiền nội tệ (VND) yếu hơn và dự trữ ngoại hối đang giảm đi.

Bài viết đăng tải trên Wall Street Journal

Trước đó, một trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế hàng đầu thế giới Fitch Ratings đã xếp hạng Việt Nam ở mức ‘BB’ với “Triển vọng Tích cực” để nêu bật đà tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam.

Fitch Ratings dù cho rằng, tỷ giá VND/USD vẫn đang tiếp tục chịu áp lực khi đồng đô la Mỹ mạnh lên, dự trữ ngoại hối của Việt Nam cũng đã giảm xuống dưới 100 tỷ USD nhưng tổ chức có đến hơn 100 năm kinh nghiệm trong việc đánh giá và cung cấp xếp hạng tín nhiệm cho các quốc gia, doanh nghiệp, và nhà đầu tư trên toàn thế giới này vẫn kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,4% vào năm 2022.

Đà tăng trưởng vượt bậc của Việt Nam được thúc đẩy bởi đà phục hồi mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ cùng với hiệu ứng cơ bản tốt.

Các chuyên gia của Ngân hàng HSBC nhận định, Việt Nam tiếp tục là ‘ngôi sao’ trong thu hút FDI

Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ tiếp tục là nhân tố thúc đẩy mức tăng trưởng trung và dài hạn mạnh mẽ của Việt Nam.

Thực tế, Việt Nam đang vượt xa phần còn lại của châu Á khi xét về tăng trưởng kinh tế, dự trữ ngoại hối (đồng USD) và chính sách tiền tệ linh hoạt, theo WSJ. Quy luật về trung bình cuối cùng có thể ứng với quốc gia này và Việt Nam sẽ gần như chắc chắn đạt được những kết quả tăng trưởng đáng khâm phục.

Theo WSJ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào tuần trước thông báo rằng tăng loạt lãi suất điều hành của mình hêm 0,5 – 1 điểm % — lần tăng thứ hai trong vòng hơn một tháng qua — động thái tăng lãi suất điều hành được Ngân hàng Nhà nước lý giải là nhằm chống lạm phát khi áp lực toàn cầu đè nặng và đà trượt giá mạnh của tiền tệ (VND) khi giá đồng bạc xanh lên cao nhất trong nhiều năm qua.

Đánh giá từ WSJ cho thấy, đồng Việt Nam đã mất 4% trong tháng này sau khi Ngân hàng Nhà nước nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá lên mốc 5% để bảo toàn nguồn dự trữ ngoại hối bằng đồng đô la đang dần cạn kiệt.

Dự trữ ngoại hối Việt Nam sẽ sớm vượt mức 100 tỷ USD

Dữ liệu từ CEIC cũng cho thấy dự trữ ngoại hối của Việt Nam bằng hơn ba tháng nhập khẩu tính đến tháng 6. Trong khi đó, dự trữ ngoại hối của Indonesia là hơn 5 tháng nhập khẩu và 7 tháng với Thái Lan, Philippines tính đến tháng 8. Việt Nam không thể chủ quan với điều này.

“Tình hình có thể trở nên phức tạp hơn đối với Việt Nam nếu thế giới rơi vào suy thoái”, Megha Mandavia lưu ý.

Theo đó, Việt Nam có thể sẽ phải mở rộng biên độ giao dịch tỷ giá, ngoại hối một lần nữa và chấp nhận đà suy yếu trượt giá của tiền tệ quốc gia VND trong khi đó vẫn phải tiếp tục tăng lãi suất điều hành.

“Tuy nhiên, nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tự do hóa thương mại mạnh mẽ, tích cực và mức lương nhân công tương đối rẻ, động lực tăng trưởng sản xuất của Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn”, WSJ khẳng định.

Việt Nam phục hồi nhanh chóng sau đại dịch, một số ngành còn cao hơn cả lúc trước khi dịch bệnh xảy ra. Nguồn: Oxford Economics – Chú thích: Màu đỏ: GDP; màu vàng: Xây dựng; màu xanh: Sản xuất; màu tím: Nông nghiệp; màu xám: Dịch vụ.

Đồng thời, Việt Nam cũng có lợi thế xuất phát từ vị thế tăng trưởng đáng ghen tị: GDP quý III tăng vọt 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh.

Việc Việt Nam gần như không chịu ảnh hưởng bởi giá lương thực tăng toàn cầu là vì quốc gia Đông Nam Á này là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nói cách khác, Việt Nam là một cường quốc về lương thực, do đó, ám ảnh tăng giá toàn cầu đối với mặt hàng này không đe doạ quốc gia gần 100 triệu dân.

Các lợi thế của Việt Nam vẫn được duy trì tốt. Chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ ở mức 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 8 và thậm chí báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy CPI tháng 10 tăng 4,3%, vẫn thấp theo chuẩn khu vực. Nói cách khác, Việt Nam là một cường quốc về lương thực. Do đó, nỗi ám ảnh tăng giá toàn cầu đối với mặt hàng này không đe dọa quốc gia gần 100 triệu dân.

Bảo Trâm (Theo Wall Street Journal)

Bài mới
Đọc nhiều