+
Aa
-
like
comment

Vén màn bí mật hàng loạt sinh viên ‘mất tích’: Có dấu hiệu phạm tội hình sự

16/06/2020 06:44

Tại Hội nghị Thượng đỉnh EU kéo dài 2 ngày tại Brussels mới đây, quan hệ EU – Trung Quốc một lần nữa làm nóng nghị trường. Hội nghị đã kết thúc khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cam kết giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel phát biểu trước báo giới khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels, Bỉ 29/6/2023.

Tính toán của EU khi giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Ngày 2/7, Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc Jorge Toledo đã bày tỏ lấy làm tiếc về việc không đạt được “tiến triển đáng kể” với Bắc Kinh trong đàm phán thương mại trong bối cảnh các quốc gia thành viên khối này tìm cách giảm phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Phát biểu tại một diễn đàn ở Bắc Kinh, Đại sứ Toledo nhấn mạnh: “Tôi rất tiếc phải nói rằng chúng ta không đạt được bất kỳ bước tiến triển nào, hoặc chí ít là tiến triển đáng kể, trong quá trình đối thoại về (các vấn đề) kinh tế và thương mại suốt 4 năm qua.”

Loạt sự kiện này đã cho thấy quyết tâm giảm phụ thuộc Trung Quốc của EU

Quan hệ EU – Trung Quốc đã trở nên căng thẳng sau khi cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ. Bởi dù muốn hay không, dầu Nga hiện đã chiếm khoảng 14% nguồn cung của Trung Quốc. Tăng từ 8,8% trước khi chiến tranh Ukraine nổ ra – theo công ty cung cấp dữ liệu hàng hóa Kpler. Trong khi đó, từ tháng 3-5/2023, thị phần của Saudi Arabia đối tác lớn khác Trung Quốc đã giảm xuống còn 14,5%.

Dù Trung Quốc giữ lập trường trung lập về xung đột Nga – Ukraine và nói rằng họ ủng hộ giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, việc nền kinh tế hàng đầu châu Á tiếp tục mua mạnh dầu Nga đã giúp Moscow có nguồn thu dồi dào để dùng cho cuộc chiến. Điều đó được EU xem là hành động hỗ trợ Nga và góp phần làm bất ổn tình hình tại châu Âu.

Nga vốn được EU xem là nguyên nhân gây ra những bất ổn về mặt chính trị tại Châu Âu trong những năm gần đây. Và trong bối cảnh Nga Trung xích lại gần nhau. Việc EU phụ thuộc vào Trung Quốc không khác gì khối này để Bắc Kinh nắm thóp, tạo điều kiện cho đối phương đem mình lên bàn đàm phán đổi chác lợi ích với Nga. Mặt khác Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt trên nhiều lĩnh vực, và tất nhiên châu Âu không muốn vấp phải tình cảnh tương tự như giữa Nga – Mỹ.

“Về cơ bản, cần đánh giá liệu chúng ta có đang phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc trong thương mại theo một cách nào đó hay không, và làm thế nào để giảm bớt để nếu có đột biến xảy ra trên thế giới, chúng ta sẽ không bị rơi vào thế khó”, ông Karins, thủ tướng Latvia nêu vấn đề và nhắc đến bài học của EU khi phụ thuộc vào khí đốt của Nga trước đây.

Do đó, giảm phụ thuộc giờ không còn nên hay không nên mà chắc chắn phải làm để EU có thể đảm bảo an ninh kinh tế, chính trị. Bên cạnh đó, quyết tâm thực hiện cam kết sẽ còn giúp họ có tiếng nói hơn trong vấn đề quốc tế với Trung Quốc. Phát biểu với báo chí sau hội nghị tại Brussels, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula Von Der Leyen nhấn mạnh, giảm thiểu rủi ro ngoại giao là trọng tâm trong cách tiếp cận của khối. Điều này cũng cho phép Liên minh châu Âu cứng rắn với Trung Quốc về các vấn đề như Đài Loan hay quan hệ với Nga.

Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula Von Der Leyen

Nhìn từ lịch sử, kinh tế Trung Quốc lớn mạnh như ngày nay một phần còn là do động lực từ các nước Phương tây. Thế nên châu Âu hy vọng sự tách rời này sẽ khiến cho Trung Quốc mất đi phần nào động lực tăng trưởng. Khiến họ buộc phải cân bằng hơn giữa Nga và Phương tây.

Ngoài ra, làn sóng lo ngại của nhiều nhà đầu tư quốc tế chắc chắn sẽ dâng cao khi EU ưu tiên vấn đề an ninh với Trung Quốc. Như Thủ tướng Lý Cường đã bày tỏ lo ngại, ông nói tại phiên khai mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Thiên Tân, sáng 27/6 rằng: “Ở phương Tây, một số người đang thổi phồng cái gọi là ‘cắt giảm sự phụ thuộc và loại bỏ rủi ro’ đối với nền kinh tế toàn cầu”

Có thể thấy an ninh đã trở thành vấn đề không thể hóa giải giữa hai đối tác EU – Trung Quốc. Trừ khi cả hai tìm ra giải pháp nếu không sớm muộn nó sẽ tạo nên những khoảng trống trên thị trường của cả hai bên. Nếu xu hướng này tiếp diễn nó sẽ mở ra cơ hội cho những quốc gia không bị vấn đề an ninh cản trở.

Trong số các lĩnh vực EU – Trung Quốc quay lưng với nhau, sẽ có thể tập trung vào nguyên liệu thô và công nghệ – đây là hai lĩnh vực nhạy cảm mà có thể ảnh hưởng đến an ninh của EU. Bối cảnh đó mở ra nhiều chỗ đứng chân mới cho doanh nghiệp Việt Nam và các nước mới nổi. EU có thể sẽ tìm đối tác trong các lĩnh vực về an ninh mạng, viễn thông, công nghệ trí tuệ nhân tạo, … do cuộc cách mạng 4.0 vẫn đang bùng nổ. Thế nên nếu chúng ta nắm bắt được sẽ là tạo điều kiện cho Việt Nam hợp tác sâu hơn với EU trong các lĩnh vực đầu tàu quan trọng của thế giới. Không chỉ nâng cao sức ảnh hưởng về mặt kinh tế mà còn tạo thêm động lực tăng trưởng bên cạnh những ngành nghề truyền thống, gia công xuất khẩu đơn thuần.

Huy Hoàng

Bài mới
Đọc nhiều