+
Aa
-
like
comment

Vài điều về 3 vị Chủ tịch Trung Quốc Mao – Đặng – Tập

22/01/2021 14:22

Dù có những khác biệt trong đường lối lãnh đạo nhưng giữa 3 vị lãnh đạo Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình nhưng Trung Quốc dưới thời kỳ lãnh đạo của 3 vị lãnh đạo này đều có một điểm chung giống nhau, đó là mục tiêu bá chủ thế giới. mở rộng lãnh thổ.

3 nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Đầu tiên là cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông là người đã từng tuyên bố với lãnh đạo Việt Nam rằng: Ông ấy sẽ dẫn 500 triệu dân Trung Quốc tiến xuống Đông Nam Á. Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông đã gây chiến tranh với 2 quốc gia đông dân và hùng mạnh nhất nhì thế giới là Ấn Độ (1962) và Liên Xô (1969). Với cường quốc số 1 thế giới là Hoa Kỳ, cựu Chủ tịch Trung Quốc từng thẳng thừng thể hiện sự “xâm chiếm” bằng đạo quân 10 triệu phụ nữ khi đề nghị tặng 10 triệu phụ nữ Trung Quốc cho Tổng thống Nixon.Với Việt Nam, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã xâm chiếm đất liề bằng cách dời cột mốc suốt dọc biên giới trong đó có Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và di dân xâm canh. Dưới thời lãnh đạo của ông, Trung Quốc đã chiếm Đông Hoàng Sa năm 1956 và Tây Hoàng Sa năm 1974.

Thứ hai, khác với cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông, cựu Chủ tịch Đặng Tiểu Bình và đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình đều tuyên bố không cần một ly đất của Việt Nam và các nước khác. Nhưng Trung Quốc dưới thời kỳ lãnh đạo của Chủ tịch Đặng Tiểu Bình tiếp tục xâm chiếm đất liền của Việt Nam bằng cuộc chiến tranh tàn khốc với hơn nửa triệu quân vào tháng 2/1979 và tiếp theo đó là cuộc chiến tranh 10 năm suốt dọc chiều dài biên giới Trung – Việt (1979-1989). Trung Quốc dưới thời kỳ lãnh đạo của ông Đặng Tiểu Bình đã đánh chiếm Gạc Ma cùng 6 đảo và bãi đá ngầm của Việt Nam vào năm 1988.

Thứ ba, cũng như cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tiếp tục tuyên bố không cần một ly đất của nước khác nhưng kiên quyết bảo vệ lãnh thổ và lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Và ông Tập Cận Bình tiến xa hơn hai người lãnh đạo đi trước trong hành động. Dưới thời kỳ lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý gồm 3.102.000 km2 – chiếm 90% diện tích biển Đông Nam Á (3.447.000 km2). Không chỉ tuyên bố mà Trung Quốc còn hiện thực hoá bằng hàng loạt hành động ngang ngược như quân sự hoá quần đảo Hoàng Sa, bồi đắp nhân tạo và xây sân bay trên các đảo chiếm đóng phi pháp ở Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam; đưa giàn khoan dầu vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và xuống cả vùng biển Malaysia cách biên giới đảo Hải Nam của Trung Quốc gần 2000 km; cấm các nước Đông Nam Á đánh cá và khai thác tài nguyên trong vùng “đường lưỡi bò”; chiếm luôn bãi cạn Scaborough cảu Philippines.

Xa hơn nữa, Trung Quốc mở một con đường vành đai, phía Tây – Bắc xuyên Xiberi và Trung Á sang đến châu Âu. Phía Tây – Nam qua châu Phi kéo dài cho đến Nam Mỹ. Tập kéo con đường vành đai xuống phía nam đến Úc và châu Đại dương.

Rõ ràng, trong nhiều điểm chung thì Trung Quốc dưới thời kỳ lãnh đạo của Chủ tịch Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình đều bộc lộ rõ tham vọng, ngang ngược và dối trá. Trung Quốc đã từng vu oan cho Việt Nam đánh chiếm Trung Quốc trước và Trung Quốc phải phản kích tự vệ. Để đưa quân đi đánh Việt Nam, Trung Quốc đã tự lừa dối nhân dân Trung Quốc. Hãy nhớ lại “Tuyên bố chiến tranh của Chính phủ Trung Quốc” khi mở cuộc tấn công Việt Nam, được Tân Hoa xã phát đi ngày 17/2/1979: “Chỉ trong vòng sáu tháng qua người Việt Nam đã xâm nhập có vũ trang 700 lần, giết hại và làm bị thương hơn 300 lính biên phòng và dân sự Trung Hoa. Bởi chính những hành động xâm lược điên cuồng đó nhà cầm quyền Việt Nam đã cố ý kích động và tăng căng thẳng dọc theo biên giới phía Nam Trung Hoa và ngăn cản chương trình canh tân xã hội chủ nghĩa Trung Hoa. Hành động xâm lược đó nếu không bị ngăn chặn, chắc chắn sẽ làm nguy hiểm cho hòa bình và ổn định Đông Nam Á, và ngay cả toàn châu Á. Lập trường kiên định của Chính phủ và nhân dân Trung Hoa là sẽ không tấn công trừ phi chúng ta bị tấn công. Nếu chúng ta bị tấn công, chắc chắn chúng ta sẽ phản công. Các đạo quân biên phòng Trung Hoa hoàn toàn chính đáng để đứng dậy phản công khi họ vượt quá sự chịu đựng. Chúng tôi muốn xây dựng đất nước và cần một môi trường quốc tế hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Chúng ta không cần một ly đất nào của người Việt Nam nhưng chúng ta không muốn sự xâm nhập phá hoại vào lãnh thổ Trung Hoa. Tất cả điều chúng ta muốn là một biên giới hòa bình và ổn định. Sau khi đánh trả đích đáng những kẻ xâm lược Việt Nam, lực lượng biên phòng Trung Hoa sẽ nghiêm chỉnh bảo vệ biên giới nước mình. Chúng ta tin rằng lập trường của chúng tôi sẽ được sự hưởng ứng, cảm thông và hậu thuẫn của các nước và nhân dân yêu chuộng hòa bình và yểm trợ công lý”.

Nhắc lại trích đoạn Tuyên bố chiến tranh tháng 2/1979 của Chính phủ Trung Quốc phía trên vì nhiều người Việt Nam bao gồm cả các lãnh đạo Trung Quốc cấp cao hiện nay vẫn chưa được biết về tuyên bố đó. Và nhắc lại tuyên bố này để trên con đường phát triển quan hệ hoà bình với Trung Quốc, chung sống hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, những người con Việt Nam đừng quên ruột gan, tham vọng của đất nước này.

Nguyễn Ngọc Chu 

*Bài viết mang quan điểm và văn phong riêng của tác giả 

Bài mới
Đọc nhiều