+
Aa
-
like
comment

Ukraine dành chiến thắng đầu tiên ở thủ đô Kiev

25/02/2022 10:37

Quân đội của Ukraine đã chiếm lại sân bay thủ đô Kiev từ tay quân đội Nga chỉ vài giờ sau khi bị binh sĩ Nga chiếm đóng, động thái giáng đòn lớn vào chiến dịch quân sự của Tổng thống Vladimir Putin.

Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine đã chia sẻ bức ảnh chụp 3 người lính cầm lá cờ Ukraine đầy vết đạn, gọi họ là những anh hùng của trận chiến.

Động thái trên diễn ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ra lệnh nhập ngũ bắt buộc và cấm tất cả nam giới từ 18 đến 60 tuổi rời khỏi đất nước.

Ukraine tuyên bố chiến thắng đầu tiên trong cuộc xung đột với Nga - Ảnh 1.
Bức ảnh chụp 3 người lính cầm lá cờ Ukraine đầy vết đạn. Ảnh: Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine.

Ukraine tung bằng chứng lính dù Nga buông súng đầu hàng

The tờ Unian, nhiều binh sĩ Nga đã buông súng và đầu hàng hàng loạt trước lực lượng vũ trang Ukraine.

Theo trang này, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Valery Zaluzhny mới đây đã công bố một đoạn video ghi hình một số binh sĩ Nga bị bắt làm tù binh, trong đó có Đại úy Mikhoev và Hạ sĩ Kasatkin đến từ Lữ đoàn tấn công đường không 11 của Nga.

Trong quá trình thẩm vấn, hai người này khai rằng họ không biết rằng mình sẽ phải thực hiện nhiệm vụ chiến đấu hiện tại, đồng thời tiết lộ tên chỉ huy tiểu đoàn của họ là Denis Sorokin.

Ngoài ra, trong ngày 24/2, Đại sứ Ukraine tại Mỹ Oksana Markarova cho biết một trung đội lính Nga đã đầu hàng quân đội Ukraine, họ nói rằng “họ không biết mình được đưa đến Ukraine để giết người Ukraine”.

[NÓNG] Ukraine tung bằng chứng lính dù Nga buông súng đầu hàng
Ukraine tung bằng chứng lính dù Nga buông súng đầu hàng
“Ngay trước khi tôi đến đây, chúng tôi đã nhận được thông tin từ chỉ huy trưởng của chúng tôi rằng một trong các trung đội của lữ đoàn cơ giới 74 từ vùng Kemerovo đã đầu hàng” – Đại sứ Markarova cho hay.

“Họ không biết rằng họ đã được đưa đến Ukraine để giết người Ukraine. Họ nghĩ rằng họ đang làm điều gì đó khác ở đó” – Bà Markarova nói, song không nêu rõ những người này có bị Ukraine giam giữ hay không.

Hiện phía Nga chưa đưa ra bình luận nào trước thông tin này.

Sân bay Antonov gần thị trấn Hostomel, cách thủ đô Kiev hơn 32 km, được coi là rất quan trọng đối với chiến lược tấn công của Nga. Bất chấp các lực lượng lính dù tinh nhuệ của Nga đã chiếm được sân bay này, chính phủ Ukraine tuyên bố họ đã tái chiếm sân bay sáng 25-2 (giờ địa phương). Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Anton Herashchenko đã đưa ra thông báo này, theo tờ The Kyiv Independent.

Ukraine tuyên bố chiến thắng đầu tiên trong cuộc xung đột với Nga - Ảnh 2.
Máy bay Nga tấn công sân bay gần thủ đô Kiev. Ảnh: AP

Tuy thất bại ở sân bay Antonov, Nga đã thành công ở những nơi khác và được cho là đang bao vây TP Konotop ở miền Đông Ukraine khi họ tiến về phía Kiev. Các nguồn tin chính phủ Ukraine tuyên bố 18 máy bay Ilyushin Il-76 của Nga đã rời TP Pskov, miền Tây nước Nga để tới Kiev.

Tổng thống Zelenskyy cho biết 137 người đã thiệt mạng trong ngày đầu tiên của cuộc xung độ và Ukraine bị “bỏ rơi” trong cuộc chiến chống Nga.

Ông Anton Gerashchenko, cố vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine, cho biết các cuộc tấn công vào Kiev bằng tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo vẫn tiếp tục sáng 25-2 (giờ địa phương).

Phóng viên đài CNN tại hiện trường cũng cho hay đã nghe thấy hai vụ nổ lớn ở trung tâm Kiev và một vụ nổ lớn thứ 3 ở xa hơn sáng 25-2 (giờ địa phương).

Nguy cơ rò rỉ phóng xạ 

Theo hãng tin AP, ông Myhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine, cho biết nước này đã mất quyền kiểm soát nhà máy hạt nhân Chernobyl sau cuộc giao tranh hôm 24-2. Cố vấn này cũng cảnh báo: “Khó có thể nói rằng, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã an toàn”. Hãng thông tấn Đông Âu NEXTA cho hay mức độ phóng xạ bất thường đã được ghi nhận gần nhà máy hạt nhân Chernobyl.

Ông Gerashchenko cảnh báo rằng giao tranh xung quanh nhà máy điện có thể dẫn đến khả năng làm xáo trộn chất thải hạt nhân và phát tán chất phóng xạ nguy hiểm trên khắp châu Âu.

Xe tăng Nga tiến vào khu vực nhà máy hạt nhân Chernobyl. Ảnh: Twitter

Quan chức này nói: “Những vụ pháo kích do quân chiếm đóng gây ra có thể khiến cơ sở lưu trữ chất thải hạt nhân bị phá hủy, khiến bụi phóng xạ có thể bao phủ lãnh thổ của Ukraine, Belarus và các nước thuộc Liên minh châu Âu”. Bộ Ngoại giao Ukraine cảnh báo cuộc tấn công của Nga có thể gây ra một thảm họa sinh thái khác.

Thảm hoạ hạt nhân Chernobyl có thể xảy ra một lần nữa vào năm 2022 nếu chiến tranh kéo dài. Phần lớn của vùng quanh khu vực nhà máy Chernobyl vẫn đang đóng cửa kể từ sau khi xảy ra sự cố hạt nhân thảm khốc, được xem là lớn nhất lịch sử vào năm 1986. Thời điểm đó, 2 vụ nổ lớn tại nhà máy đã thổi bay nắp lò phản ứng hạt nhân với khối lượng 2.000 tấn, làm rung chuyển các tòa nhà và phun chất phóng xạ vào không khí, bao phủ một khu vực rộng tới 2.600 km2 xung quanh bằng bụi phóng xạ hạt nhân.

Tùng Anh 

Bài mới
Đọc nhiều