+
Aa
-
like
comment

Tự hào Việt Nam: Chơi được với tất cả các quốc gia, cả Mỹ và Trung, đi đầu trong xu hướng mới

Thái Thanh - 05/01/2021 17:09

Trong báo cáo Thương hiệu quốc gia 2020, Hãng định giá thương hiệu Anh Brand Finance đánh giá Việt Nam là một “thiên đường” sản xuất mới tại Đông Nam Á. Việt Nam còn được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ khi là quốc gia đi đầu về xu hướng mới. Điều gì đã giúp Việt Nam ghi nhiều dấu ấn, phát triển vượt bậc, trở thành tâm điểm của thế giới? 

Năm 2020 đi vào lịch sử dưới tác động của Covid-19, nhiều nước rơi vào suy thoái, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi duy trì tăng trưởng dương, dịch bệnh được kiểm soát, bảo đảm an sinh xã hội.

Đường lối ngoại giao, chiến lược của lãnh đạo Việt Nam khôn khéo 

Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, Việt Nam được toàn cầu biết đến là quốc gia đạt nhiều thắng lợi, mô hình chống dịch của Việt Nam được cả thế giới quan tâm và áp dụng theo. Điều đặc biệt hơn, ngược với xu hướng sụt giảm trên toàn cầu do đại dịch COVID-19, Việt Nam là thương hiệu quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trong bảng xếp hạng, đứng vị trí 33 trong top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới. Sự phát triển, dấu ấn ngày hôm nay của đất nước Việt Nam không phải tự nhiên mà có, càng không phải nỗ lực trong ngày một, ngày hai, mà là cả một lộ trình, chiến lược của các nhà lãnh đạo đầu ngành hoạch định chính sách.

Việt Nam là quốc gia ở cạnh Trung Quốc – đất nước là tâm dịch, nơi xuất phát của Covid-19, nhưng Việt Nam không bị bùng dịch. Việt Nam cũng chính là quốc gia ở cạnh Trung Quốc, có quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện nhưng Việt Nam vẫn có thể chơi được với đa dạng các quốc gia, trong đó có các nước là đối thủ của nhau như Mỹ, Triều Tiên, Hàn Quốc, các nước thuộc khối EU và Nga một cách bình thường. Đó là điều mà hiện nay rất hiếm quốc gia nào thực hiện được như Việt Nam.

Có thể nói, Việt Nam là quốc gia đi đầu và đón đầu xu hướng thời đại, đã chọn cho mình những bước đi vững mạnh.

Việt Nam đón đầu xu thế mới của toàn cầu

Nhìn ở góc độ toàn cầu hóa, thế giới chuyển sang chiều hướng đa cực, cạnh tranh cùng với hợp tác là xu thế chủ đạo, trong đó các nước khu vực Đông Á sẽ là trung tâm kinh tế của toàn thế giới trong thế kỉ 21.

Có câu: “Youtube ra đời, đĩa DVD mất tích. Cuộc chơi toàn cầu mở ra xu hướng mới, nếu bạn không thay đổi sẽ bị thay thế”. Tương tự như vậy, với một quốc gia, trước diễn biến chuyển động của thời cuộc, nếu như tư duy con người không không đổi mới, vẫn cố chấp bám chặt cái cổ hữu và khư khư cho đó là đúng, thì kết quả hẳn là ai cũng nhìn thấy, quốc gia đó sẽ bị bỏ lại phía sau.

Về vấn đề đổi mới để phát triển, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện rất tốt và được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Thể hiện rõ ràng nhất thông qua hợp tác phát triển kinh tế, không chỉ song phương với các nước mà còn được đẩy mạnh hợp tác đa phương. Trong khi TPP “ngủ” vô thời hạn, Việt Nam đã tìm cho mình một sân chơi mới, khi chính thức gia nhập vào RCEP sau 8 năm đàm phán. Nhớ lại vào tháng 11-2020, khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một số diễn giả nghiên cứu về kinh tế nửa mùa bày tỏ ý kiến “bàn lùi”. Tuy nhiên, dưới góc nhìn thời cuộc và mở cửa kinh tế toàn cầu, thì sự kiện Việt Nam bước chân vào Câu lạc bộ “RCEP”, tham gia hợp tác giao thương với 14 quốc gia đó chính là cơ hội cho Việt Nam rộng đường phát triển kinh tế của đất nước. Trong 15 thành viên của RCEP, bên cạnh Trung Quốc còn có các cường quốc kinh tế thuộc khối phương Tây như Nhật, Hàn, Singapore, New Zealand. Điều đặc biệt ở RCEP, đây là nơi chỉ chú trọng đến giao thương và mọi thành viên đều có quyền lợi, nghĩa vụ giống nhau.

Gia nhập vào RCEP, với Việt Nam được xem là chiến lược hoàn hảo. Chỉ nói riêng về yếu tố kinh tế và địa chính trị, trong khi Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, muốn giảm lệ thuộc thì Việt Nam cần một sân chơi khác đủ rộng. Đó là lý do vì sao khi Việt Nam tham gia vào RCEP nói riêng và các tổ chức kinh tế toàn cầu nói chung là chiến lược trọng yếu, đi đúng mục tiêu đa dạng hóa, tăng cường sự hợp tác, nâng cao vị thế, uy tín và sức mạnh của Việt Nam. Bên cạnh đó, trên góc độ hoạch định chính sách, nền kinh tế đa dạng, đa tầng, đa đối tác, đa khu vực luôn là lựa chọn thời đại. Không ai đem tất cả trứng cho vào một giỏ. Bởi không ai muốn lệ thuộc vào một quốc gia, hay trong chờ vào hợp đồng kinh tế chỉ một vài nước trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch ASEAN 2020 và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, chào mừng các nước tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) diễn ra tại Việt Nam.

Những thành quả xuất sắc

Nhìn lại sự kiện trong lúc dịch Covid-19 vừa bùng phát toàn cầu, chủ doanh nghiệp và các tập đoàn của Hoa Kỳ vẫn đến Việt Nam, gặp trực tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để tìm một lối riêng đẩy mạnh hợp tác, cũng đủ để thấy sự coi trọng, niềm tin của bạn bè quốc với Việt Nam.

Đến thời điểm này, Việt Nam đã đạt được mục tiêu kép trong phòng chống Covid-19 và duy trì tăng trưởng kinh tế. Trang Bloomberg đánh giá “Việt Nam là một trong 9 thị trường thu hút vốn mạnh nhất khu vực Châu Á, vượt qua cả Singapore”; Nikkei Asian bình luận “Việt Nam nhỏ bé nhưng vô cùng kiên cường”, BBC News nhận định “Việt Nam trở thành một ngôi sao sáng toàn cầu về kinh tế”. Chưa dừng ở đó, trang Standard Chartered đã đưa ra nhiều dự đoán có cơ sở về “Việt Nam sẽ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất Châu Á vào 2021, với con số dự đoán lên đến 7.8%”. Những điểm sáng này chính là minh chứng rõ nét, thuyết phục nhất về một Chính phủ Việt Nam năng động, đã đi đúng hướng, đúng mục tiêu và đạt được những thành tích đúng như cam kết với nhân dân: Đưa đất nước vươn lên, thịnh vượng, phát triển.

Thanh Ngọc

Bài mới
Đọc nhiều