+
Aa
-
like
comment

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đặt kỳ vọng ở Hội Triết học

Đặng Trường - 30/09/2020 23:52

Cách đây không lâu, tại Đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam diễn ra tại Hà Nội, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã bày tỏ mong muốn Việt Nam sẽ có những triết gia tầm cỡ thế giới.

Trưởng ban Tổ chức Tuyên giáo Trung ương Đảng Võ Văn Thưởng nói về Hội Triết học.

Xưa nay, triết học là cả hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới. C.Mác, Ăng-Ghen, Lê-Nin chính là những thiên tài tìm ra lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học mà về sau, Bác Hồ và các thế hệ cách mạng tiền bối đã vận dụng và phát triển học thuyết C.Mác, Lê-Nin lên một tầm cao mới, phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Cụ thể trong quá khứ, học thuyết C.Mác, Lê-Nin đã cung cấp cho giai cấp công nhân “vũ khí” lý luận, chỉ rõ vị thế và vai trò của họ trong sự phát triển của lịch sử. Điều đặc biệt, Bác Hồ đã từng học tập, đi theo “con đường dẫn dắt giai cấp công nhân đấu tranh giải phóng thoát khỏi sự nô dịch và bóc lột tư bản chủ nghĩa và tiến tới xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Mặc dù, Bác Hồ đã qua đời nhưng trong thời buổi hiện nay, chính chúng ta cần có trách nhiệm nghiên cứu kỹ càng hơn về triết học, làm sâu sắc hơn để ứng dụng linh hoạt hơn vào thực tiễn để đảm bảo phát triển đất nước đúng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng định hướng 4.0. Chính vì tính thực tiễn đó mà Hội Triết học đã ra đời.

Có thể thấy, triết học Mác, Lê-Nin là nền tảng tư duy trên tinh thần của một học thuyết phát triển, học thuyết cải tạo và thay đổi thế giới, học thuyết giải phóng con người. Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ. Chính vì vậy, Hội Triết học ra đời là nơi tìm ra những tinh hoa của các triết học khác, trong đó có cả triết học Việt Nam. Đó là nơi tập trung những trí thức triết học, những nhà tư tưởng của thời đại mới, những người làm công tác triết học trong một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, nhằm trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác nghiên cứu, giảng dạy triết học.

Đối với thế giới phẳng ngày nay, chúng ta cần tiếp thu tinh hoa, những cái hay, cái đẹp của nhân loại để phục vụ cho mục tiêu xây dựng đất nước. Khoa học kỹ thuật, trình độ công nghệ phát triển từng ngày, đòi hỏi kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng, quan hệ sản xuất phải bắt kịp với sự phát triển của lực lượng sản xuất là thế. Hội Triết học sẽ cụ thể hóa từng vấn đề, giúp mỗi người hiểu rõ hơn về việc mình cần làm để mang lại lợi ích cho đất nước. Thế nhưng, hiện nay, Việt Nam đang thiếu đi đội ngũ kế thừa, tiếp nhận, nghiên cứu và phát triển công việc tưởng chừng như cao siêu nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng này. Chính vì vậy, sự ra đời của Hội Triết học sẽ góp phần san sẻ, thực hiện công việc trên.

Chủ nghĩa Mác, Lê-Nin không chỉ bó hẹp trong phạm vi của các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa mà nước tư bản chủ nghĩa cũng đã nhanh chóng nhận ra những khuyết điểm gặp phải như Mác, Lênin đã chỉ ra. Vậy nên, họ đã nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác, Lênin để bổ khuyết cho những tử huyệt đó. Các nước Bắc Âu, Nam Mỹ…tuy bề ngoài là theo con đường Tư bản chủ nghĩa nhưng thực chất là họ đã vận dụng những ưu điểm của chủ nghĩa Mác để hoàn thiện mình. Vậy nên chúng ta nghiên cứu thêm những môn triết học khác với mục đích làm phong phú thêm, bổ trợ cho mình trên nền tảng Chủ nghĩa Mác, Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là điều hoàn toàn phù hợp.

Luận điệu xuyên tạc của trang VOA Tiếng Việt được trang Chân trời mới Media đăng tải lại.

Phát biểu ý kiến tại Đại hội thành lập Hội Triết học, Truỏng ban Tuyên giáo Trung ương đã gửi lời chức mừng , đồng thời cũng nhấn mạnh về vai trò, trách nhiệm quan trọng của Hội là nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách, phối hợp các cơ quan có thẩm quyền và chức năng để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có tri thức và tư duy triết học cao. Đồng thời góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về triết học, cung cấp cơ sở lý luận triết học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước. Đẩy mạnh nghiên cứu, góp phần làm sáng tỏ vai trò của triết học Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta, là ngọn cờ tư tưởng và là hạt nhân lý luận của thế giới quan và phương pháp luận cho mọi hoạt động lý luận và thực tiễn. Nhìn thấy được giá trị của việc nghiên cứu triết học, thế nên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng mới khẳng định rằng: “Sự nhận thức đầy đủ hơn, đúng đắn hơn này trước hết là nhờ tư duy triết học. Tư duy biện chứng duy vật đã cung cấp cơ sở lý luận làm thay đổi phương thức phát triển đất nước, từ chỗ cứng nhắc, chủ quan, giáo điều sang phương thức mềm dẻo hơn, thực tế hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn”.

Khi xưa, nước ta đã từng thừa nhận khuyết điểm là chậm đổi mới, rập khuôn, máy móc và duy trì cơ chế “kế hoạch hoá tập trung” quá lâu, đặc biệt là giai đoạn 1975-1986. Xã hội luôn vận động và phát triển nhưng cơ chế thì chưa theo kịp với thực tế khách quan. Lực lượng sản xuất phát triển nhưng quan hệ sản xuất chưa theo kịp và rồi Nhà nước đã kịp nhận ra để kịp thay đổi đường lối, chính sách phù hợp với thời kinh tế thị trường. Từ một nước đói ăn và lạm phát gần 800% năm 1986, Việt Nam đã có cơ đồ như hôm nay. Đó chính là sự thay đổi “từ chỗ cứng nhắc, chủ quan, giáo điều sang phương thức mềm dẻo hơn, thực tế hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn” mà Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã nói. Vây thì Hội Triết học ra đời càng có lý do.

Trong ngày Đại hội thành lập Hội Triết học, ông Võ Văn Thưởng không giấu được niềm hy vọng, mong mỏi của mình: “Hội Triết học phải trở thành mái nhà chung của các thế hệ những nhà nghiên cứu, giảng dạy triết học của cả nước; cái nôi vun đắp, bồi dưỡng, để Việt Nam có những triết gia, chuyên gia nghiên cứu triết học tầm cỡ khu vực và thế giới; là nơi tham gia tổ chức các diễn đàn học thuật uy tín về triết học cả trong và ngoài nước”. Nhưng không ngờ sự kỳ vọng của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng về Hội Triết học lại bị những kẻ đứng sau trang VOA Tiếng Việt, Chân trời mới media, RFA Tiếng Việt,… xuyên tạc, lèo lái hòng công kích, bôi nhọ cá nhân. Thử hỏi họ có bao giờ nghĩ cho sự phát triển của đất nước xuất phát từ cả tầng lớp nhân dân lao động ở hạ tầng và thượng tầng tri thức, đại diện là các triết gia? Tại sao thế giới có những nhà triết gia nổi tiếng, đóng góp vào sự phát triển của nhân loại mà Việt Nam lại không được phép có chứ?

Đặng Trường 

Bài mới
Đọc nhiều