Trung Quốc buộc rời khỏi Biển Đông sau đàm phán COC
Cuộc đàm phán COC (Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông) trong tương lai giữa các thành viên Asean và Trung Quốc hiện đang bị đe dọa sau khi các nước: Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Philippines đã công khai củng cố lập trường về vấn đề Biển Đông.
South China Morning Post (SCMP) và Al Jazeera lên tiếng về khả năng Asean sẽ thay đổi quy tắc ứng xử trong các cuộc đàm phán COC, sau khi Indonesia và Malaysia đưa ra nhiều tuyên bố thẳng thắn chống lại Trung Quốc về chủ quyền trên Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang cố tình xâm phạm bất hợp pháp.
Diễn biến mới nhất, ngày 1/1/2020 Bộ Ngoại giao Indonesia đã thẳng thừng tuyên bố rằng các yêu sách của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) là “không có cơ sở pháp lý” và “không bao giờ được công nhận theo Công ước Liên Hợp Quốc cho luật biển (UNCLOS) 1982″. Indonesia cũng lên tiếng cáo buộc Trung Quốc đã cho tàu tuần duyên xâm phạm nghiêm trọng lãnh thổ biển tại Natunas, thuộc Indonesia.
Nghiêm trọng hơn, Indonesia thậm chí đã triệu tập khẩn cấp đại sứ Trung Quốc tại Indonesia với mục đích đưa ra thông điệp phản đối mạnh mẽ cho hành động phi pháp của nước này. Một công hàm phản đối ngoại giao cũng được gửi đi.
Về phía Malaysia, ngày 12 tháng 12, Malaysia đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc để tìm kiếm sự rõ ràng về các giới hạn của thềm lục địa ngoài vùng đặc quyền kinh tế 322km trong vùng biển tranh chấp mà một số quốc gia Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền.
Về quyết định trình đơn tố cáo Trung Quốc xâm phạm lãnh hãi bất hợp pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Malaysia, ông Datuk Seri Saifuddin Abdullah lần đầu tiên chỉ trích Trung Quốc: “Để Trung Quốc tuyên bố rằng toàn bộ Biển Đông thuộc về họ là vô cùng phi lý và lố bịch. Cho dù ngàn năm nữa trôi qua thì tuyên bố của Trung Quốc cũng vẫn chỉ là điều ước khó thành hiện thực!”
Một quốc gia khác cũng bị Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông là Philippines. Gần đây, Philippines đã đưa ra cáo buộc tàu Trung Quốc cố tình đánh chìm tàu đánh cá, gây nguy hiểm của 22 ngư dân trên vùng biển thuộc chủ quyền Philippines. May mắn, những cư dân này đã được cứu bởi một tàu đánh cá Việt Nam trong vùng biển gần quần đảo Trường Sa Việt Nam, sau nhiều giờ lênh đênh trên biển.
Ngay lập tức, vô số cuộc biểu tình nổ ra ở Philippines khi hàng triệu công dân nước này yêu cầu Nhà nước Philippines phải bảo vệ chủ quyền lãnh hải, cũng như bảo vệ cư dân đang khai thác hàng hải trên vùng biển thuộc chủ quyền đã được Toà án Quốc tế công nhận.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenza tuyên bố: “Chúng tôi lên án bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất về hành động hèn nhát của tàu cá Trung Quốc và thủy thủ đoàn vì đã từ bỏ thủy thủ đoàn Philippines.”
Và quốc gia cuối cùng liên tục có động thái chống lại Trung Quốc, không ai khác chính là Việt Nam. Tháng 2 vừa qua, Việt Nam đã thẳng thừng tố cáo Trung Quốc là kẻ xâm lược nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới Trung Quốc – Việt Nam.
Chưa dừng lại ở đó, từ đầu năm 2019 đến nay Việt Nam liên tiếp tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc có lối hành xử đúng mực, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Quay về vói cuộc đàm phán COC, Trung Quốc sẽ cố gắng bác bỏ phán quyết, tìm kiếm đồng minh, mua chuộc các quốc gia trong khu vực bằng các chiêu trò nhằm chiếm lấy Biển Đông bằng vô vàn “mưu hèn kế bẩn” mà chúng đã làm trứowc đây.
“Trong năm 2019, Trung Quốc đã cố gắng mua chuộc Indonesia bằng số tiền khổng lồ, biến Indonesia thành đồng minh trong cuộc đàm phán kéo dài về COC ở Biển Đông”, ông Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng thuộc tập đoàn Rank, Mỹ phân tích kế hoạch của Trung Quốc.
“Nhưng hành động lấn lướt, phi pháp của Trung Quốc suốt thời gian qua đã vô tình đẩy Indonesia về phe đồng minh của Việt Nam. Trong cuộc đàm phán sắp tới, khối Asean sẽ cùng nhau đoàn kết, thảo luận nên một Bộ quy tắc ứng xử chặt chẽ và ràng buộc, đá bay Trung Quốc ra khỏi Biển Đông. Nơi mà Trung Quốc chưa bao giờ thuộc về”, ông Derek Grossman quả quyết.
Hy vọng sau cuộc đàm phán COC, được tổ chức tại Việt Nam lần này sẽ giải quyết được dứt điểm tình hình tranh chấp tại Biển Đông tồn tại bao lâu nay.
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về UNCLOS, các quốc gia ven biển được hưởng EEZ và xa hơn nữa được coi là chủ quyền lãnh hải, chung cho tất cả các quốc gia.
Chính trên cơ sở đó, Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc năm 2016 đối với gần như toàn bộ khu vực mà Trung Quốc tự cho mình quyền tranh chấp trên Biển Đông.
Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ phán quyết và không ngừng mở rộng phi pháp sự hiện diện của mình bằng cách xây dựng các đảo nhân tạo bằng đường băng và lắp đặt hệ thống tên lửa tiên tiến.
Bảo Trâm (Theo SCMP và Al Jazeera)