+
Aa
-
like
comment

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định chỉ có một cách duy nhất để kiểm soát quyền lực

07/01/2020 07:20

Quyền lực được cho là khả năng gây ảnh hưởng của một người hoặc một nhóm người đến hành vi và suy nghĩ của các cá nhân, các nhóm người khác. Bởi lẽ, bản ngã con người trên thế gian luôn tồn tại cái gọi là Tham – Sân – Si. Chúng ta là người trần mắt thịt, chúng ta không phải Phật, Chúa hay Thánh nhân. Thế nên, rất cần phải có phương tiện để phân chia và kiểm soát quyền lực một cách hiệu quả nhất, hạn chế trường hợp quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Thử hỏi, đâu là giới hạn để phân chia quyền lực? Quyền lực của các tổ chức cá nhân đến đâu là hạn độ ? Nếu bạn là chính quyền ? Vậy quyền lực chính trị của chính quyền đến đâu là hạn độ ? Và nếu bạn là một người dân, bạn mong muốn dân quyền hiện thực. Vậy dân quyền đến đâu là hạn độ ? Xin thưa , đến pháp luật . Pháp luật chuẩn mực (pháp quyền ) là giới hạn để phân quyền, là phương tiện xóa tan quyền lực tuyệt đối, là trọng điểm cân bằng quyền lực của chính quyền và dân quyền. Được biết, trong thời buổi hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng phương pháp khiểm soát quyền lực bằng pháp luật trong đó có Việt Nam.

Có thể nói việc hiện thực cơ chế pháp lý trong kiểm soát quyền lực nhà nước bằng pháp luật đã được cụ thể vào các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành vẫn còn nhiều kẻ hở, chưa thật sự chuẩn mực, chưa có đủ biện pháp hữu hiệu trong việc giới hạn, phân chia và cân bằng quyền lực giữa các bên. Dẫn dến trình trạng lạm quyền vẫn thường xuyên xảy ra.

Sách về cơ chế pháp lý trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước trong đều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền

Thực tiễn đã chứng minh điều đó, khi mà một số quan chức lạm dụng quyền lực, chức trách được giao để mà tham nhũng, chạy chức chạy quyền, mòn rút tiền thuế của dân. Có thể kể đến hàng loạt đại án tham nhũng lớn khiến dư luận bức xúc trong thời gian qua như: Vụ Trinh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, và gần đây nhất là vụ tham nhũng hàng chục tỷ đồng của ông Nguyễn Bắc Son. Điều đó, đã cho thấy việc kiểm soát quyền lực hiện nay ở nước ta vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Và chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã thừa nhận rằng: “Cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao. Hiện tượng tham nhũng, chạy chức, chạy quền còn diễn biến phức tạp”. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp bách là phải hoàn thiện cơ chế pháp lý, xây dựng pháp luật chuẩn mực, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.từng nhấn mạnh: Phải nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế.

Rõ ràng một khi pháp luật chuẩn mực được hiện thực, dù bạn là ai, bạn có quyền lực gì thì bạn cũng không được lạm dụng quyền lực của bạn , làm ảnh hưởng hoặc phương hại đến quyền của kẻ khác. Với cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ bằng pháp luật chuẩn mực, sẽ có chế tài xử lý thật sự nghiêm minh đối với những những tổ chức, những cá nhân lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực vì mục đích, vì lợi ích cá nhân, vì “lợi ích nhóm”. Phải khẳng định rằng, pháp luật cần chuẩn mực để có thể kiểm soát quyền lực một cách có hiệu quả, để không còn những đại án tham nhũng, để không còn cảnh chạy chức chạy quyền, để bộ máy lãnh đạo thực sự trong sạch và vững mạnh, để Quốc Gia Việt Nam có thể phát triển phồn vinh.

Bên cạnh đó, để xây dựng được cơ chế kiểm soát quyền lực bằng pháp luật chuẩn mực đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân Việt Nam. Và đồng thời, đòi hỏi sự đổi mới tư duy từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới.

Tóm lại, xây dựng pháp luật chuẩn mực sẽ tạo tiền đề cho việc kiểm soát quyền lực một cách có hiệu quả. Khi đó, pháp luật chuẩn mực sẽ phát huy tối đa hiệu quả pháp quyền, trở thành trọng điểm cân bằng quyền lực giữa dân quyền và chính quyền. Từ đó tạo cơ sở ngăn chặn sự lạm quyền, tham nhũng và lãng phí trong bộ máy lãnh đạo. Hơn thế nữa, xây dựng pháp luật chuẩn mực là cơ sở giúp bảo vệ cho chính quyền chính danh và giúp dân quyền hiện thực. Sâu rộng hơn, xây dựng pháp luật chuẩn mực là kiến tạo phương tiện điều hòa mâu thuẫn trong xã hội, xóa tan hận thù , giúp xã hội hài hòa và ổn định, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của Quốc Gia Việt Nam.

Gió Tín Phong

Bài mới
Đọc nhiều