Một tổ chức được thành lập ở Luân Đôn, Anh dưới vỏ bọc bảo vệ nhân quyền. Kể từ khi thành lập, tổ chức này đã không che giấu tham vọng trở thành “người phán xử”, khi liên tục đưa ra các cáo buộc và nhận xét mang tính một chiều, thiếu khách quan về tình hình chính trị- xã hội của các nước. Đó là tổ chức Ân xá quốc tế (AI).
Tổ chức Ân xá quốc tế (AI) là một tổ chức phi Chính phủ được thành lập năm 1961 bởi luật sư người Anh tên là Peter Benenson. Tổng thư kí hiện nay là bà Agnès Callamard, người Pháp. Tổ chức này liên tục đưa ra các cáo buộc sai sự thật về tình hình chính trị- xã hội của các nước. Đặc biệt là các nước thuộc khu vực “nóng” trên thế giới, không thân phương Tây, chọn lựa con đường phát triển riêng, như : Cuba, Chile, Venezuela, Nga, Afghanistan, Qatar, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.
Với Việt Nam, đặc biệt sau vụ gây rối ở Tây Nguyên năm 2005, tổ chức này càng thường xuyên đưa ra nhiều đánh giá phiến diện, bóp méo sự thật, có tính chất kích động, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Khi Việt Nam nằm trong danh sách những nước có tỷ lệ người mắc Covid-19 và tử vong cao., đất nước đã nhanh chóng thực hiện những biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, đồng thời tiêm vaccine toàn dân. “Chìa khoá thành công của Việt Nam chính là kêu gọi lòng yêu nước của toàn nhân dân để đối phó với Covid-19”. Đó là nhận xét chung của các cơ quan thông tấn uy tín hàng đầu thế giới. Ngay cả Reuteurs, Telegraph, Global News,… cũng đã dành nhiều bài viết ca ngợi thành quả chống dịch của Việt Nam.
Thế nhưng, tổ chức Ân xá quốc tế khi đó lại đưa ra cái gọi là: “Thông cáo kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền khi dùng quân đội tiếp tục kiểm soát dịch bệnh tại TP.HCM”. Bà Emerlynne Gil, Phó Giám đốc Nghiên cứu khu vực của tổ chức Ân xá quốc tế còn giả vờ lo ngại vi phạm nhân quyền ở Việt Nam: “Các biện pháp giãn cách được quân đội giúp thực thi đang cản trở nhiều người bị tổn thương, đặc biệt ở TP.HCM, không tiếp cận được nguồn lương thực để sinh tồn trong cuộc khủng hoảng y tế hiện nay”. Tuy nhiên, họ hoàn toàn phớt lờ đi khối lượng khổng lồ các công việc để duy trì an ninh cũng như an sinh cho người dân ở TP.HCM khi đó. Và càng cố tình muốn lấp liếm hoàn cảnh dịch phức tạp nhưng người Việt vẫn được nhận cứu trợ của Chính phủ cũng như nhiều tổ chức thiện nguyện khác.
Không dừng lại ở đó, tổ chức Ân xá quốc tế còn cho rằng, lực lượng công an đã tiến hành phạt và bắt giữ những người lên tiếng trên mạng xã hội chỉ trích các biện pháp chống dịch của cơ quan chức năng cũng như xử lý hình sự là “không thỏa đáng”. Họ cáo buộc vô lý, bất chấp những nỗ lực cứu giúp, hỗ trợ người dân của Chính phủ Việt Nam.
Gần đây nhất, tổ chức Ân xá quốc tế đã thông qua báo cáo về tình hình án tử hình trên toàn thế giới năm 2021, trong đó xếp Việt Nam vào nhóm nước có tỷ lệ thi hành án tử hình cao nhất.
Qua báo cáo, tổ chức AI tự đưa ra kết luận “Việt Nam đi ngược lại các tuyên bố chung của Uỷ ban Nhân quyền quốc tế cũng như Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc bãi bỏ hình phạt tử hình”. Tổ chức này cũng không quên kết tội “Việt Nam vi phạm nghiêm trọng công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị như đã làm liên tục nhiều năm nay”.
Một lần nữa, tổ chức AI đã bước qua ranh giới của một người quan sát để trở thành quan tòa, đứng cao hơn luật pháp các nước. Có một thực tế không thể phủ nhận là từ năm 1985 đến nay, bộ luật hình sự Việt Nam đã trải qua bốn lần bổ sung và sửa đổi, trong đó, số lượng tội danh bị áp dụng tử hình đã giảm đi rất nhiều. Cụ thể như Bộ luật hình sự 1985, hình phạt tử hình được áp dụng ở 44/218 tội (20.18%), đến Bộ luật hình sự 1999 tỉ lệ giảm còn 29/263 (11.02%). Sau đó, hình phạt tử hình tiếp tục còn 22/272 tội danh (8%) trong lần sửa đổi năm 2009 và gần đây nhất, trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), hình phạt tử hình chỉ còn áp dụng với 18/314 (5.7%) các tội danh.
Cùng với đó, pháp luật Việt Nam còn quy định rõ việc không áp dụng hình phạt tử hình với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên,… Tất cả những sự thay đổi và điều chỉnh này đều được tiến hành trên tinh thần cầu thị, tuân thủ các điều ước và công ước quốc tế về quyền trẻ em và nhân quyền mà Việt Nam đã cam kết. Sự thật trái ngược hoàn toàn với những cáo buộc mà tổ chức AI đưa ra.
Không những thế, tổ chức này còn bất chấp, đánh tráo khái niệm “người vi phạm pháp luật” với các “nhà hoạt động dân chủ”, “tội phạm” với “tù nhân lương tâm” (danh xưng không có trong bất cứ bộ luật nào). Những kẻ điều hành tổ chức đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép, tạo áp lực, đưa ra những yêu sách phi lý đòi Việt Nam trao trả tự do cho một số đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam như Hà Văn Nam, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Thúy Hạnh,…
Đến đây, có lẽ người Việt đã phần nào nhận diện được bộ mặt thật của tổ chức tổ chức Ân xá quốc tế và thực hư của cái gọi là báo cáo nhân quyền mà tổ chức này đã “trình làng” trước cộng đồng quốc tế thời gian qua. Âm mưu của tổ chức Ân xá quốc tế không chỉ là gây cản trở, hướng lái quá trình xử lý các đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia mà là can thiệp vào các công việc nội bộ của Việt Nam. Thông qua hoạt động can thiệp để hậu thuẫn, kích động các đối tượng chống đối, tạo dựng nhân tố chính trị đối lập trong nội bộ, tiến tới việc gây bất ổn chính trị Việt Nam. Thông qua hoạt động can thiệp để đạt được lợi ích trong quan hệ đối ngoại; đồng thời qua đó từng bước tác động vào thể chế, chính sách, pháp luật của Việt Nam.
Không chỉ Chính phủ Thái Lan lên án tổ chức này mà Bộ Tư pháp Nga cũng đã thu hồi đăng ký của 15 tổ chức phi lợi nhuận nước ngoài, bao gồm tổ chức Ân xá quốc tế, đóng cửa các hoạt động của họ ở nước này “do phát hiện ra những vi phạm pháp luật hiện hành của Liên bang Nga”.
Nhìn chung, với cách nhìn một chiều, dựa trên các quan điểm chính trị lệch lạc, thiếu khách quan, không tôn trọng sự thật, tổ chức Ân xá quốc tế sẽ còn tiếp tục diễn thêm nhiều trò lố khác với Việt Nam. Vấn đề đã và đang đặt ra là cần phải quam tâm, giải quyết, trong đó, giải pháp cốt lõi hiện nay đó là người dân phải có nhận thức đúng đắn và hành động kịp thời, nhằm đảm bảo giá trị của nhân quyền Việt Nam, đứng vững trước sự “mũi dùi” của các tổ chức như Ân xá quốc tế. Từ đó, góp phần bảo vệ an ninh đất nước và lợi ích của dân tộc.
Thực hiện: Phạm Khoa
Đồ họa: M.N