+
Aa
-
like
comment

THỦ TƯỚNG ĐI TRUNG QUỐC: TỪ VỊ THẾ ĐẶC BIỆT ĐẾN DỰ ÁN ĐỘT PHÁ

28/07/2024 07:30

Chiều 27/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc. Mặc dù đây là chuyến công tác làm việc, song phía Trung Quốc đã dành cho đoàn Việt Nam sự đón tiếp rất trọng thị, nồng hậu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các cuộc hội kiến, hội đàm với 3 đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Trung Quốc là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Cường, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Vương Hộ Ninh; tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trương Quốc Thanh. Điều này cho thấy sự coi trọng quan hệ với Việt Nam.

Điểm nhấn quan trọng của chuyến công tác là thúc đẩy hợp tác, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc và WEF, đặc biệt là phát huy vai trò của các doanh nghiệp hai nước trong thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông.

Thủ tướng đã tiếp lãnh đạo hàng loạt tập đoàn lớn hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực đường sắt và cơ sở hạ tầng, đồng thời tiếp xúc, gặp gỡ các doanh nghiệp lớn, cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo hùng hậu của WEF.

Tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội-Lào Cai-Hải Phòng dài 388km đầu tiên nối Việt Nam-Trung Quốc được Thủ tướng chốt triển khai nhanh.

Tuyến đường sắt khi hình thành sẽ kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện, phía Bắc kết nối với đường sắt Trung Quốc tại Lào Cai, đảm bảo tàu có thể chạy thẳng vào hệ thống đường sắt Côn Minh – Hà Khẩu Bắc của Trung Quốc. Tuyến đường sắt này định hướng giai đoạn tiếp theo sẽ kết nối từ Hải Phòng tới thẳng ga Cái Lân (Quảng Ninh).

Tuyến này kết nối toàn bộ hệ thống cảng biển, giao lưu hàng hóa của nước ta với Trung Quốc. Đặc biệt còn kết nối với các nước châu Âu thông qua Trung Quốc mà không phải chuyển tàu. Hiện nay chúng đang triển khai hoạt động liên vận quốc tế nhưng khi tàu tới Đồng Đăng lại phải chuyển sang khổ đường 1.435mm rồi sau đó mới đi xuyên qua Trung Quốc, và sau đó đi Nga, đi Châu Âu sẽ thêm 1 lần xếp dỡ vừa tốn thời gian vừa tăng thêm chi phí.

Cần phải nhìn nhận rằng, Trung Quốc đã tạo ra một kỳ tích trong lĩnh vực giao thông. Họ không chỉ nắm giữ kỷ lục về độ dài mà còn về hiệu suất vận chuyển, với khả năng đưa đón 20 triệu hành khách trong một ngày. Việc hợp tác phát triển đường sắt, đặc biệt là với Trung Quốc, là một cơ hội vàng cho Việt Nam để bắt kịp xu hướng phát triển giao thông hiện đại của thế giới.

Bài mới
Đọc nhiều