+
Aa
-
like
comment

Thí điểm sáp nhập các sở, ngành: Tinh gọn bộ máy, giảm bớt cồng kềnh

06/12/2019 07:53

Thực hiện Nghị quyết số 18, Hội nghị Trung ương 6, khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, một số địa phương đang tiến hành sáp nhập các đơn vị, sở, ngành tương đồng về chức năng.

Thực hiện Nghị quyết số 18, Hội nghị Trung ương 6, khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, một số địa phương đang tiến hành sáp nhập các đơn vị, sở, ngành tương đồng về chức năng.

Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Phạm Văn Hòa – Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Tháp  cho rằng, việc sáp nhập cần phải đảm bảo yêu cầu bộ máy vừa gọn vừa tinh. Đặc biệt, cần phải hết sức thận trọng, chú ý tránh việc “giữ người nhà, mất người tài”. Nhân dân và cử tri rất kỳ vọng về vấn đề sắp xếp lại bộ máy hành chính từ Trung ương tới tận cơ sở. Hiện nay Bộ Nội vụ có dự thảo trình Chính phủ để ban hành nghị định mới, hướng dẫn về việc này, mới nhất là việc Bộ có công văn gửi đến các tỉnh, thành “đăng ký thí điểm hợp nhất một số sở ngành, phòng ban”. Đây là động thái rất quan trọng của Bộ Nội vụ.

thi diem sap nhap cac so, nganh: tinh gon bo may, giam bot cong kenh hinh anh 1
Sáp nhập, hợp nhất sở, ngành làm thế nào để không có tình trạng “1 ghế 2 lãnh đạo”. Ảnh: H.T

 

Theo ông Hòa, việc sáp nhập, hợp nhất là một cơ hội lớn để thực hiện việc tinh giản bộ máy, giảm bớt việc chi thường xuyên ngân sách trong việc cho cán bộ, bộ máy bớt cồng kềnh, gọn gàng và hoạt động hiệu quả hơn. “Rõ ràng, việc sáp nhập này không phải là phép cộng cơ học, mà việc sáp nhập phải đúng người, đúng việc để bộ máy được tinh gọn và hiệu quả hơn. Tuy vậy, việc sáp nhập sẽ sinh ra vấn đề lao động, cán bộ dôi dư. Do đó cần phải có việc giải quyết chế độ chính sách cho lực lượng này sao cho hợp tình, hợp lý” – ông Hòa nói.

Được biết, Bạc Liêu là địa phương duy nhất ở ĐBSCL tiến hành sáp nhập 4 sở để thành lập mới 2 sở mới tính đến thời điểm hiện nay. Cụ thể, hợp nhất Sở VHTTDL với Sở Thông tin – Truyền thông để thành lập mới Sở VHTTDL; hợp nhất Sở GDĐT với Sở Khoa học – Công nghệ để thành lập mới Sở Giáo dục, khoa học và công nghệ. Ngoài ra, tỉnh Bạc Liêu cũng kết thúc hoạt động của Sở Ngoại vụ, chuyển chức năng, nhiệm vụ của sở này về văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu. Trong khi đó Ban tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ sẽ được chuyển về Ban Dân tộc tỉnh để thành lập mới Ban Dân tộc và tôn giáo thuộc UBND tỉnh. Việc sắp xếp trên sẽ giảm 19 biên chế.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Bạc Liêu Tạ Văn Hạ nhấn mạnh: “Tôi cho rằng, đã đến lúc cần phải quyết tâm thực hiện việc sáp nhập, tinh giản lại bộ máy. Bộ máy bây giờ quá cồng kềnh, đã tới lúc ngân sách nhà nước không thể đáp ứng được với bộ máy như vậy. Do vậy, cần phải thu gọn bộ máy với tinh thần là gọn nhưng phải “tinh”. Tuy vậy cần có lộ trình thực hiện sao cho phù hợp với thực tế và bối cảnh hiện nay”.

Trọng Nhân/Dân Việt

Bài mới
Đọc nhiều