+
Aa
-
like
comment

Tư cách đã không còn thì làm gì có nhân cách

Hải Anh - 13/06/2021 14:55

Câu chuyện ông Trần Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nộp đơn xin không làm ĐBQH khóa XV vì lý do sức khỏe vẫn là một mảnh đất “màu mỡ” để những đối tượng chống phá tận dụng khai thác. Đặc biệt, những đối tượng từng là nhà báo, nhà biên kịch đã cố tình nói sai, viết sai, thậm chí bóp méo, xuyên tạc sự thật.

Vừa qua, đối tượng Lưu Trọng Văn đã đăng tải bài viết “Thông tin và sự thật” tỏ vẻ “bình luận” về vụ việc của ông Trần Văn Nam gây xôn xao dư luận nhiều ngày qua. Ông ta đặt ra một loạt những “nghi vấn” như “Ông Nam biết mình đang bị thanh tra về các tiêu cực nên xin rút khỏi QH, như vậy lý do sức khoẻ là dối trá vì ông biết sức khoẻ không tốt thì sao không từ hết các chức vụ đi và cố đấm ăn xôi ứng cử QH làm gì?”, “Vì sao ông Nam đã dính tiêu cực từ 10 năm trước về đất đai mà vẫn lên chức vù vù, phó chủ tịch tỉnh lên chủ tịch tỉnh, phó bí thư lên bí thư?”, “Hệ thống kiểm tra giám sát ở đâu mà ông Nam dễ dàng lọt qua các quy trình được ca ngợi là ‘chặt chẽ’ để thành ĐBQH nhiều khoá và để được cử, được bầu là uỷ viên trung ương đảng đầy quyền lực?”, “Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã ra quyết định kỉ luật không chỉ ông Bí thư Nam mà hàng loạt lãnh đạo hàng đầu của Bình Dương, chứng tỏ đây là tiêu cực cả bè lũ. Làm sao cả một tập thể lãnh đạo tiêu cực lại tồn tại thời gian dài được?”

Nhưng thực tế, Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân không quy định cụ thể việc giải quyết trường hợp xin không làm Đại biểu khi chưa được công bố trúng cử. Việc Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam có đơn xin không làm Đại biểu Quốc hội khóa XV vì lý do sức khỏe khi Hội đồng bầu cử Quốc gia chưa công bố danh sách người trúng cử và chưa có nghị quyết xác nhận tư cách Đại biểu Quốc hội, là chưa có tiền lệ.

Theo Trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh, Hội đồng bầu cử Quốc gia không hề nhận được đơn xin “không làm ĐBQH khóa XV” của Bí thư Bình Dương.Thậm chí bà Thanh còn khẳng định: “Nếu như có nhận đơn của ông Nam thì đây cũng không phải là một trong những lý do để Hội đồng xem xét. Việc Hội đồng ra nghị quyết riêng không công nhận kết quả trúng cử và không xác nhận tư cách ĐBQH khóa XV đối với ông Trần Văn Nam, theo bà Thanh lý giải là do ông không đủ tiêu chuẩn.”

Theo lời bà Thanh, gần đây Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương thì bước đầu phát hiện ông Bí thư Tỉnh ủy có một số vi phạm, khuyết điểm và đến thời điểm này đã có những kết luận bước đầu rất rõ vi phạm của ông. Đó là, ông Bí thư Bình Dương đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm. Ngoài ra, trong thực hiện chức trách nhiệm vụ khi còn là Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông đã ra một số quyết định liên quan đến quản lý nhà nước, nhất là vấn đề về đất đai gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Ở cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV, sau khi công bố danh sách người trúng cử, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã phải họp thêm 2 phiên để xem xét tư cách Đại biểu Quốc hội của ông Trịnh Xuân Thanh và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.

Khi đó, Trịnh Xuân Thanh không được xác nhận tư cách ĐBQH vì ông ta đã vi phạm pháp luật. Mặc khác, bà Hường không được xác nhận vì mang quốc tịch nước ngoài, và thời điểm đó bà Hường cũng có đơn xin rút. Hội đồng bầu cử Quốc gia xem xét 2 trường hợp này đều dựa trên các văn bản báo cáo của các cơ quan chức năng.

Như vậy, người trúng cử ĐQBH khóa XV, nếu không có vi phạm, sai phạm dẫn đến không được xác nhận tư cách Đại biểu Quốc hội, thì theo quy định của Luật bầu cử sẽ được công nhận tư cách Đại biểu Quốc hội. Về trường hợp của ông Trần Văn Nam, từ khi còn là Phó chủ tịch UBND tỉnh, đã có một số quyết định liên quan đến quản lý đất đai gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, Hội đồng bầu cử Quốc gia có Nghị quyết 746 về việc không xác nhận tư cách Đại biểu Quốc hội của ông Trần Văn Nam, ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Bình Dương là điều hoàn toàn bình thường.

Tiếc rằng, càng cố ra vẻ “phân tích chính trị”, Lưu Trọng Văn lại càng bộc lộ rõ vốn hiểu biết. Thiết nghĩ, điều đó cũng chính xác bởi Lưu Trọng Văn là thành viên của cái hộ là Văn đoàn độc lập – một tổ chức quy tụ các văn sĩ có tư tưởng bất mãn, chống phá nhà nước. Việc Lưu Trong Văn cố tình bới chuyện để xuyên tạc là điều dễ hiểu.

Đáng nói, trong bài viết của mình Lưu Trọng Văn còn vu không rằng báo chí bị buộc phải bằng lòng với giới hạn một thông tin nào đó rồi cho qua mà không thể, đúng hơn là không được phép đào xới đến tận cùng thông tin ấy, dẫn đến trên các mặt báo nhiều thông tin nhưng không có chiều sâu và sự thật cuối cùng.

Có thể nói, bên cạnh sự lành mạnh, môi trường báo chí hiện nay vẫn còn những thứ “rác” vẩn đục gây ô nhiễm. Mà ở trong trường hợp này là tình trạng một số người lợi dụng danh nghĩa “nhà báo” để làm điều trái với đạo lý, lương tâm, vi phạm pháp luật. Càng nguy hiểm hơn khi xuất hiện những “nhà báo hai mặt” bị các thế lực thù địch, phản động móc nối, lôi kéo, mua chuộc, lợi dụng để tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Người đó không ai khác chính là những kẻ như Lưu Trọng Văn.

Có một lời bình thật đúng với Lưu Trọng Văn: Tư cách đã không còn thì làm gì có nhân cách.

Hải Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Bài mới
Đọc nhiều