+
Aa
-
like
comment

RFI Tiếng Việt – Trang website cố tình bẻ cong sự thật về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam

Đinh Lực - 13/04/2020 14:32

Với những thành tựu nhất định ở thời điểm này trong công tác phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ, các bộ, ngành và cả hệ thống chính trị của Việt Nam. Hiện có thể vẫn bị các đối tượng, thế lực thù địch, phản động trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài thông qua mạng xã hội, website phản động tiếng Việt vẫn xuyên tạc, bóp méo sự thật.

Điển hình trong thời gian qua, trang RFI Radio France internationale (Pháp), do Bộ ngoại giao Pháp tài trợ đã liên tục có những bài viết mang tính chất phủ định, cố tình bẻ cong sự thật, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết thông qua các bài viết về dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Mới đây trang này đã có bài viết: “Dịch Covid-19 – Việt Nam: Đằng sau chuyện chính quyền cấm ‘‘xét nghiệm dịch vụ’’”. Nội dung bài viết chủ yếu xoay quanh vấn đề việc tờ báo này tung ra những luận điệu thiếu cơ sở để công kích Chính phủ…

Bài viết có nội dung cố tình bẻ cong sự thật về tình hình chống dịch Covid-19 của Việt Nam

Bài viết lấy nội dung về việc ngày 11/4, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 vừa có công văn khẩn tới các Sở Y tế tỉnh, thành phố về việc các phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc và khẳng định SARS-CoV-2 không được xét nghiệm dịch vụ theo yêu cầu, chỉ được thực hiện theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

Có một điều RFI cố tình không đưa vào nội dung bài viết đó chính là thực tế, hiện nay Việt Nam đã có 110 phòng xét nghiệm đủ năng lực xét nghiệm COVID-19. Trong đó, ngành y tế có 95 phòng, các ngành khác (Nông nghiệp, Quốc phòng) có 15 phòng; 36 phòng xét nghiệm đủ năng lực khẳng định.

Việc chưa cấp phép các phòng xét nghiệm tư nhân không được xét nghiệm dịch vụ theo yêu cầu, của Ban Chỉ đạo chủ yếu nhằm hướng tới việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Là các Sở Y tế các tỉnh thành khi lựa chọn đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực để đảm bảo có thể xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại chỗ. Phải phù hợp với nhu cầu và hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí vì trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, các máy xét nghiệm, trang thiết bị và sinh phẩm có nguồn cung ứng hạn chế và giá thành cao.

Hơn nữa, việc xét nghiệm tại các bệnh viện tư với phí dịch vụ xét nghiệm tự nguyện với giá từ 2,2 triệu đồng đến 3 triệu đồng/xét nghiệm dễ gây nên những phản ứng tiêu cực từ dư luận. Bởi bởi hiện nay việc công bố nhiễm bệnh thuộc thẩm quyền Bộ Y tế.

RFI cố tình bẻ lái dư luận bằng việc phân tích “chính quyền cấm xét nghiệm dịch vụ’’ dễ dẫn tới việc cố tình giấu bệnh, không báo cáo con số thống kê chính xác về số lượng ca nhiễm hiện tại ở Việt Nam.

Nhưng trang RFI chắc đã ở trời Tây xa xôi mà không biết hoặc cố tình không biết hiện nay Việt Nam là quốc gia đứng đầu về số lượng người được xét nghiệm trên 1 ca dương tính.

Công suất xét nghiệm đạt 27.000 mẫu/ngày.

Tính đến hết ngày 10/4, tổng số mẫu bệnh phẩm đã xét nghiệm cộng dồn là 118.807, trong đó số mẫu dương tính là 257; số mẫu âm tính là 118.550.

Không phải ngẫu nhiên, cũng không phải một cá nhân mà được xét nghiệm nhiều đến như thế, cũng không phải công suất xét nghiệm số mẫu vượt hàng trăm ca nhiễm vậy.

Điều này cho thấy sự quan tâm của cơ quan y tế Việt Nam đối với các trường hợp nhiễm bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần là F1, F2, F3, F4 là cực kỳ quan trọng. Đây cũng là lý do vì sao mà một nước có đường biên sát với Trung Quốc mà hiện tại số ca nhiễm đều được kiểm soát và chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Đây không phải là lần đầu tiên RFI có những bài viết xuyên tạc, cố tình bẻ lái dư luận sang một hướng tiêu cực khác. Trước đó trang này cũng có bài viết tựa đề: “Chống dịch Covid-19: Việt Nam có minh bạch trách nhiệm của lãnh đạo?”.

Nội dung vẫn xoay quanh câu chuyện ám chỉ Việt Nam đang thiếu minh bạch, tờ này viết tựa đề phụ với nội dung “Minh bạch trong việc ra chính sách: Lĩnh vực bị bỏ trống”, trong đó chỉ trích vấn đề nội dung việc đeo khẩu trang toàn dân chỉ là “trò hề” chính quyền đặt ra.

Có lẽ RFI đã quên câu chuyện những người phương Tây trong đó có cả người Pháp, đã từng kỳ thị việc người Châu Á chống dịch. Nhưng rồi kết quả sau đó thì người Châu u lại trở nên nhiễm bệnh nhiều nhất và trở thành tâm điểm dịch ở thời điểm hiện tại.

Hay xa hơn là thời điểm dịp Corona vừa mới bùng phát ở Vũ Hán, ngày 28/1, cũng trên trang RFI tiếng Việt đăng bài “Virus corona: Việt Nam sẽ bị nặng nhất, sau Trung Quốc?”.

Bài viết ở thời điểm đó đã cho rằng Việt Nam đã quá chủ quan và mang tính cá nhân trong công tác lãnh đạo, công tác ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Bài viết ở thời điểm này cũng không quên chỉ trích Việt Nam là “con bài” của Trung Quốc, nên vẫn để “tự nhiên” xuất nhập cảnh giữa 2 nước.

Nhưng thực tế, công tác ứng phó, chống dịch của Chính phủ, Bộ Y tế và nhân dân Việt Nam đã thực hiện chủ động trước đó, trước cả thời điểm “đám dân chủ” nắm được thông tin về chủng mới Covid-19.

Hay đến khi việc Việt Nam thực hiện phong toả xã xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, thì trang RFI lại tiếp tục đăng tin xuyên tạc rằng: “Việt Nam phong tỏa phòng Covid-19: Thiếu chuẩn bị tâm lý, lợi bất cập hại”.

Bài viết này không chỉ chỉ trích đây là hành động “lợi bất cập hại”; tụ bệnh, ủ bệnh người dân vào một điểm; cụ thể bài viết nói:

“Thiếu sự chuẩn bị tâm lý và kỹ năng phòng dịch cho người dân, trước một đợt phong tỏa kéo dài, đặt người dân vào thế thụ động, lo lắng, hoang mang, khiến đợt phong tỏa phòng dịch có thể dễ dàng mất đi hiệu quả mong muốn, nhất là trong bối cảnh nỗi ám ảnh do virus đè nặng, không khí kỳ thị dân cư vùng bị dịch khá phổ biến ở nhiều nơi”

Với những bài viết của RFI chủ yếu tấn công và hướng tới việc bẻ lái dư luận sang một hướng tiêu cực, nhằm tạo nên sự mâu thuẫn giữa người dân và Chính phủ.

Nhưng rồi kết quả hiện nay thì sao, hãy nhìn vào những con số thực tế của một nước Việt Nam nhỏ bé, nằm cạnh Trung Quốc nhưng số tử vong vì Covid-19 vẫn bằng 0. Trong khi đó, Mỹ, Iran, Italy, Tây Ban Nha và cả nước Pháp – nơi trang RFI ra đời con số người chết đã lên tới hàng nghìn, hàng chục nghìn người.

Điều đó khẳng định công tác phòng chống dịch bệnh, khống chế dịch bệnh tránh lây nhiễm cộng đồng của Việt Nam tốt hay các nước phương Tây tốt?. Liệu có một nước phương Tây nào dám khẳng định mình an toàn, là điểm đến lý tưởng và làm hết mình vì công dân và người dân của đất nước mình?

Một đất nước sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế, để hưởng tới lợi ích chung là tính mạng của từng cá nhân, điều đó cho thấy vai trò của một Chính phủ hành động, một Bộ Y tế năng động và một đất nước đoàn kết từ cả hệ thống chính trị tới người dân.

Hãy nói một chút về trang web RFI – viết đầy đủ là Radio France internationale, do Bộ ngoại giao Pháp tài trợ. Và rồi, khi RFI tạo ra thì phiên bản tiếng Việt cũng ra đời như một sự “vô tình” nhưng có đầy chủ đích, âm mưu như: VOA Tiếng Việt, BBC Tiếng Việt, RFA Tiếng Việt…

RFI tiếng Việt vốn là một loại đài phát thanh mà đội ngũ biên tập viên chỉ dựa vào chủ yếu những nguồn tin lá cải để biên tập tin tức. Thậm chí không cần biết nguồn gốc cũng như mức độ tin cậy chính xác của nguồn tin đến đâu.

Những trang đã nói ở trên cũng RFI tất nhiên không chỉ là “độc bản Tiếng Việt”, mà đó còn là “cái loa bịa đặt của Châu Á”, thế nên sẽ không có gì là lạ khi còn có các bản ngôn ngữ khác của châu Á.

Đó là nơi mà các nhà “dân chủ”, “nhân quyền” không chỉ của Việt Nam, mà còn là thế lực thù địch của nhiều nước, là nguồn cơn cố tình tạo nên sự bất ổn cho nhiều quốc gia. Nhưng có lẽ cái “chân rết” RFI đã phản tác dụng, bởi tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam đúng hay sai còn phải do từng công dân Việt Nam khẳng định.

Tất nhiên, bản chất BBC, RFA, RFI, VOA không có gì ngoài mục đích là gây xáo trộn xã hội và gây bất ổn an ninh quốc gia. Nơi quy tập những bài viết, những kẻ cơ hội chính trị chỉ chờ “thừa nước đục thả câu”…

Chính vì thế, mỗi một người dân khi sử dụng mạng xã hội cần phải cẩn thận và cảnh giác, thành công của Việt Nam trong chống Covid-19 đến từ người đứng đầu đất nước, từ Chính phủ, ngành y tế và cả hệ thống chính trị đã chung tay với nhân dân.

Sự thành công của Việt Nam trong việc phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay không đến từ “nền văn minh” phương xa nào cả. Mà sự thành công đó còn mang sứ mệnh là bằng chứng phủ nhận mọi sự xuyên tạc, bịa đặt; đồng thời cũng là câu trả lời cho những kẻ phản động, thù địch.

Đinh Lực

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều