+
Aa
-
like
comment

Ông Mai Tiến Dũng: ‘Tôi tin người kế nhiệm sẽ làm tốt hơn’

07/04/2021 06:08

Dù cho rằng chưa thể đạt được như kỳ vọng của người dân, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói ông đã làm hết sức trong nhiệm kỳ Chính phủ qua. Ông tin người kế nhiệm sẽ làm tốt hơn mình.

 

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng.

Tháng 4/2016, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIII, ông Mai Tiến Dũng được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Ông được ghi nhận là Bộ trưởng, Người phát ngôn Chính phủ cởi mở, quyết liệt và không ngại va chạm. Ông cũng là người có quyết tâm mạnh mẽ, xắn tay vào thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử.

PV đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Mai Tiến Dũng để nghe ông chia sẻ về chặng đường 5 năm qua.

– Tôi còn nhớ ngày 9/4/2016 – hôm đó là thứ 7, tôi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Ngay sau khi được Chủ tịch nước ký quyết định bổ nhiệm, tôi đã có buổi chia sẻ với báo chí.

Khi được bổ nhiệm, tôi rất lo vì mình “từ sông ra biển”, từ một địa phương có quy mô không lớn, lúc đó kiến thức và các kinh nghiệm cũng chưa đầy đủ. Nhưng tôi tâm niệm rằng, nếu người ta trách mình thì chỉ để họ trách vì khả năng, năng lực của mình có như vậy thôi, không thể để mọi người trách mình vì ý thức, trách nhiệm, sự tận tụy trong công việc.

Trong suốt nhiệm kỳ 5 năm, tất cả buổi họp báo Chính phủ thường kỳ hay đột xuất, tôi đều dự và chủ trì.

Cũng trong khoảng thời gian đó, Văn phòng Chính phủ đã tạo ra sự thay đổi căn bản khi phát trực tuyến các buổi họp báo Chính phủ với sự theo dõi của đông đảo người dân, doanh nghiệp và cả cộng đồng quốc tế. Tại đây, chúng tôi đều có trách nhiệm trả lời trực tiếp và đầy đủ các vấn đề báo chí, người dân quan tâm, mọi vấn đề đều được công khai, minh bạch để nhân dân biết.

Chúng tôi rất vui khi thực hiện chức trách và thấy được thành quả rõ rệt của Chính phủ, của Thủ tướng và sự cố gắng của tất cả thành viên Chính phủ. Đặc biệt là không khí cải cách, niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào vai trò của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong việc lãnh đạo đất nước phát triển toàn diện.

Với trách nhiệm là Người phát ngôn Chính phủ, tôi cũng đã làm hết sức mình với khả năng, tâm huyết và trách nhiệm để cung cấp thông tin nhanh nhất, sớm nhất, kịp thời nhất đến các cơ quan báo chí, người dân.

Còn để đạt được hoàn toàn như kỳ vọng của người dân, xã hội thì có lẽ chưa đáp ứng hết được, nhưng tôi nghĩ chuyện đó mọi người có thể thông cảm với tôi. Với quyết tâm của mình, tôi đã mang hết sức, bộc lộ những gì mình biết, mình có để truyền tải thông tin tới người dân, doanh nghiệp thông qua cơ quan báo chí.

– Còn nhớ trong nhiệm kỳ công tác, ông cũng đã có lần phải chịu “búa rìu” dư luận với nhiều ý kiến phản đối, công kích một số phát biểu của ông. Những lúc ấy, ông cảm thấy ra sao và lựa chọn cách nào để vượt qua?

– Vai trò Bộ trưởng, Người phát ngôn Chính phủ là trách nhiệm rất nặng nề, phát ngôn phải chuẩn mực, khách quan. Cùng với đó, tôi cũng luôn chủ động hợp tác với cơ quan báo chí, mình tuyệt nhiên không có tư tưởng giấu giếm, che đậy, đánh bóng.

Quan điểm rõ ràng của tôi là tính cách mình thế nào thì thể hiện như thế.

Trong các trả lời của mình có thể có những ý kiến còn khác nhau, cách hiểu khác nhau, được đồng thuận của người này nhưng không được đồng thuận của người khác, đó là chuyện bình thường. Nhưng tôi luôn nghĩ phải nói thật tâm, chân thực, khách quan, đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, không đôi co mà nghĩ nên để thời gian chứng minh. Không gì khác Chính phủ phải trung thực với người dân, doanh nghiệp và vì nhân dân phục vụ.

Việc có thể người này, người khác chưa hiểu hết ý, chưa đồng cảm, có thể do mình nói hoặc trình bày chưa khéo, chưa hết ý, chuyện đó là bình thường. Cái đó là sức ép tôi phải chịu, chứ không thể lấy cái đó để đánh giá dư luận hay các cơ quan báo chí.

– Vị trí người phát ngôn Chính phủ hay Tổ trưởng Tổ công tác Thủ tướng đều có nhiều va chạm với các bộ, ngành, địa phương. Điều này tạo áp lực thế nào cho ông trong suốt quá trình đảm đương nhiệm vụ?

– Tổ công tác Thủ tướng là sáng kiến của Thủ tướng và là một mô hình thiết chế, chưa có tiền lệ. Nếu mọi thứ tốt rồi thì không cần Tổ công tác, nên tôi cho rằng Tổ công tác chỉ là giai đoạn thôi.

Bởi đầu nhiệm kỳ, vấn đề kỷ cương, kỷ luật cũng như chấp hành của ta chưa tốt cho nên Thủ tướng yêu cầu cần có sự kiểm tra, đôn đốc. Như vậy, tất cả mọi việc phải được giám sát, phải xóa tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, “bắn chỉ thiên trên trời” hay “ngứa trên đầu gãi dưới chân”.

Còn khi bộ máy hành chính đã có kỷ cương, nề nếp, có ý thức tự giác tốt thì không cần duy trì Tổ công tác nữa.

Đảm đương vai trò Tổ trưởng Tổ công tác Thủ tướng, với tôi đây là sức ép lớn, nhưng tôi nghĩ đây cũng là cơ hội giúp Thủ tướng thay đổi cái gì đó trong cải cách, không thể vì sợ va chạm mà không làm gì. Đã làm là phải va chạm, nhưng làm sao để mọi người hiểu và chia sẻ và đồng thuận với mình.

Bo truong Mai Tien Dung chia se suc ep trong nhiem ky anh 1

Dù sức ép lớn nhưng là cơ hội giúp Chính phủ, Thủ tướng điều hành đất nước và phát triển kinh tế xã hội tốt hơn nên tôi đã cố gắng hết sức. Tôi nghĩ người nào chưa hiểu rồi sẽ hiểu, vì tôi chẳng lấy của ai mang về cho riêng mình, chẳng lấy của bộ nào để mang cho bộ kia hay mang về Văn phòng Chính phủ.

Tổ công tác làm công tâm, dựa trên căn cứ pháp lý, cái gì tốt hay chưa tốt, còn chồng chéo cũng phải báo cáo Thủ tướng để tháo gỡ, hàng tháng báo cáo ra phiên họp Chính phủ.

Quan trọng nhất là đánh giá của người dân, doanh nghiệp về những sự thay đổi được tạo ra có thực chất không hay chỉ là hình thức. Thực tế vừa rồi, cải cách thủ tục hành chính giúp người dân, doanh nghiệp hài lòng, giảm nhiều áp lực, tất cả được ghi nhận cho nên đó là nguồn động viên rất lớn với chúng tôi.

Một bộ trưởng ngồi ghế nóng thì chắc chắn là có thiệt thòi, nhưng tôi nghĩ mình cứ phải làm tốt công việc, không vì lý do này hay lý do kia, người dân hiểu được đến đâu thì tốt đến đấy.

Thực sự có những việc nhiều khi rất tâm tư, nhưng nếu chùn bước và không cố gắng thì doanh nghiệp biết kêu ai, người dân biết phản ánh với ai. Làm như vậy Thủ tướng cũng không nắm được thông tin để điều hành. Nên vì trách nhiệm, chúng tôi chấp nhận sức ép để truyền tải được tinh thần của Chính phủ, Thủ tướng trong cải cách.

– Tôi hài lòng khi Tổ công tác tham mưu cho Thủ tướng thay đổi, cải cách được nhiều lĩnh vực. Nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV ban hành 760 nghị định và 238 quyết định cá biệt của Thủ tướng – một lượng văn bản khổng lồ. Nếu như Văn phòng Chính phủ là cơ quan tham mưu, tổng hợp và gác cổng mà lơ là, né tránh, đùn đẩy thì không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Nếu không làm hết trách nhiệm, cứ để khó khăn kéo dài, chậm trễ giải quyết sẽ làm khó và có lỗi với người dân, doanh nghiệp nên chúng tôi phải làm hết mình. Sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp chính là nguồn động viên lớn nhất, cũng là phần thưởng cao quý nhất với chúng tôi.

 

Tôi nghĩ, nếu để người dân, doanh nghiệp khó khăn, mình còn khổ tâm hơn nhiều nên tôi xác định mình nỗ lực làm làm hết sức trách nhiệm vì điều này.

Thủ tục hành chính lâu nay vốn gắn liền với quyền lợi của các bộ, ngành nhưng bây giờ, khi các bộ ngành trình bày văn bản thay đổi cơ chế quản lý hay cắt giảm thủ tục là rất cởi mở, bàn tháo gỡ. Khi người ta háo hức thay đổi như vậy thì đó đã là sự thành công.

Trăn trở còn nhiều lắm, có những việc cần làm tốt hơn nữa nhưng vì nhiều lý do, mình chưa hoàn thiện như mình mong muốn.

– Hỗ trợ, tham mưu cho Chính phủ trong nhiệm kỳ XIV và luôn sát cánh cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – một con người quyết liệt và hành động. Ông nhìn nhận như thế nào về thời kỳ Chính phủ có người đứng đầu như vậy?

– Là người luôn sát cánh, tham mưu phục vụ trực tiếp cho Thủ tướng Chính phủ, việc lớn nhỏ chúng tôi đều trình bày tâm tư, suy nghĩ thật lòng của mình với Thủ tướng. Mỗi việc đều có phương án, đề xuất, Thủ tướng cũng có nhiều kênh thông tin để xử lý công việc nhưng chúng tôi rất mừng là từ những đề xuất của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng chọn lựa quyết định vấn đề chính xác.

Ví dụ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam, Văn phòng Chính phủ đã tham mưu rất trách nhiệm, tích cực, đưa ra các vấn đề thẳng thắn ngoài khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Chúng tôi tâm đắc với cách làm việc của Thủ tướng – người đứng đầu Chính phủ rất trách nhiệm, tâm huyết với đất nước, với người dân, nói đi đôi với làm, quyết đoán nhanh, xử lý thông minh, sắc sảo, nhân văn nhưng vẫn rất hài hòa, tạo nên sự đồng thuận và đoàn kết.

Sự gương mẫu của Thủ tướng đã tạo ra tấm gương cho cả hệ thống chính trị nhìn vào. Những cố gắng tận tâm, tận lực của Thủ tướng được thể hiện bằng những thành tựu, dấu ấn nổi bật về phát triển kinh tế xã hội trong cả nhiệm kỳ qua.

Chúng tôi giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng trong một nhiệm kỳ nên khó có thể so sánh với nhiệm kỳ khác. Nhưng chúng tôi thấy hài lòng vì mình đã làm hết sức, với trách nhiệm, tâm huyết và thái độ cầu thị, được Thủ tướng và các thành viên Chính phủ ghi nhận, đánh giá sự đóng góp của Văn phòng Chính phủ.

Trong đó, góp phần tạo ra sự thay đổi trong cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới người dân, doanh nghiệp. Cải cách đó mang lại lợi ích lớn khi tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

– Xin cảm ơn ông!

Bo truong Mai Tien Dung chia se suc ep trong nhiem ky anh 2

Hoài Thu/ ZF

Bài mới
Đọc nhiều