+
Aa
-
like
comment

Không có chuyện Thủ tướng “chỉ đạo” Ngân hàng thế giới tô hồng báo cáo

Văn Dân - 05/08/2020 17:15

Mới mấy ngày trước, khi báo chí vừa lên tin “EU huy động hơn 900 triệu USD giúp ASEAN chống dịch”, nhà ‘biên chuyện’ Bùi Thanh Hiếu dựng ngay thuyết âm mưu “Việt Nam có tiền là có dịch”, đã thấy ái ngại cái trình ‘tính toán’ của các ‘dân chủ rởm đời’. Nay Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020, lại lù lù một ‘chiên za’ Phạm Nhật Bình gửi ngay kịch bản cho trang “Việt Tân” rêu rao, ‘WB tô hồng báo cáo theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam”. Ơ! thế này thì Chính phủ mình uy lực quá, ‘chỉ đạo’ được cả ngân hàng thế giới luôn chứ chẳng đùa… 

WB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay 2,8%, xếp thứ 5 trên thế giới và sẽ đạt mức tăng trưởng 6,7% vào 2021

Theo đó, Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam T7/2020: “Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của Covid-19″ của World Bank cho thấy, kinh tế VN dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 nửa đầu năm 2020 vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn. “WB tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế sôi động nhất thế giới. Theo dự báo mới nhất của chúng tôi, tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay 2,8%, sẽ đạt mức tăng trưởng 6,7% vào 2021. Việt Nam sẽ là quốc gia tăng trưởng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020“, Quyền giám đốc World Bank Stefanie Stallmeister khẳng định.

Vậy nhưng, dưới góc nhìn thiên kiến và thiển cận, tác giả Phạm Nhật Bình vẫn một mực cho rằng, dự báo trên được đưa ra “trước khi con coronavirus không kèn không trống đổ bộ đến Đà Nẵng rồi lan ra khắp nước”. Để rồi từ đó vẽ ra những viễn cảnh u ám cho nền kinh tế Việt Nam sắp tới đây như: xuất khẩu lao dốc; thất nghiệp; doanh nghiệp liêu xiêu. Thậm chí, còn thêu dệt “Chính phủ vì muốn lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam nên đã nhờ cậy, thay đổi số liệu để WB viết báo cáo về kinh tế VN trong năm nay rất tốt đẹp, qua đó tô hồng thành tích của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chèo lái kinh tế thành công trước thềm Đại hội 13”.

Vậy xin bổ túc miễn phí cho tác giả hay, nói Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng nhà nước họa may ra có người còn tin, chứ đằng này World Bank được biết đến là một tổ chức tài chính quốc tế nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn. Mà ở đời, “nắm kẻ có tóc chả ai nắm kẻ trọc đầu” bao giờ. Thực tế, trong “điểm đen” của dịch bệnh, kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn tiếp tục được duy trì ổn định. Xuất siêu 4 tỷ USD. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng, thu ngân sách đạt khá. Tỷ giá ổn định. Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm. Nông nghiệp vẫn là bệ đỡ của nền kinh tế. Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, tháng 5 tăng 11,9% so với tháng 4 và tháng 6 tăng 10,3% so với trong tháng 5.

Đặc biệt, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh ngành nghề chế biến, chế tạo cho thấy đa số doanh nghiệp dự báo tình hình kinh doanh quý III sẽ ổn định và tốt hơn. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 6 tăng 27,9%. Đặc biệt, “Bộ tứ kim cương” gồm Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ đã chính thức mời thêm Việt Nam cùng thảo luận về các vấn đề kinh tế, thương mại. Việt Nam chính thức trở thành một mắt xích quan trọng trong quá trình xây dựng mạng lưới đối tác mới của Mỹ hậu COVID-19. Cùng với đó, chờ đợi gần 10 năm, Hiệp định EVFTA, EVIPA được đặt trên bàn Quốc hội trong niềm hứng khởi. Giữa bóng đen u ám của đại dịch bao phủ toàn cầu, vẫn thấy được vị trí số 1 của Việt Nam trong ASEAN về hội nhập kinh tế quốc tế khi là quốc gia đang phát triển đầu tiên ở khu vực ký Hiệp định thương mại tự do với EU.

Chưa kể, dự đoán của WB vốn đã bao gồm cả chuyện dịch Covid-19 đổ bộ vô Đà Nẵng. Cả bà Stefanie Stallmeister và ông Jacques Morisset – Chuyên gia kinh tế trưởng của WB đều nhận định rất to, rất rõ: “Việt Nam, cũng giống như bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch khi chúng ta chưa có vaccine. Sự bùng phát trở lại ở Đà Nẵng đã một lần nữa nhắc nhở về sự mong manh của chúng ta và rủi ro về khả năng tiếp diễn những đợt sóng Covid-19 mới. Cũng giống như nhiều quốc gia khác, rủi ro đối với Việt Nam không chỉ ở mặt trận y tế, mà cả kinh tế“.

Vậy nhưng sự tin tưởng của WB vẫn dành cho Chính phủ Việt Nam bởi như chính chia sẻ của bà Stefanie Stallmeister tại buổi công bố: “đại dịch Covid-19 đã trở thành cú sốc y tế lớn nhất trong nhiều thập kỷ vừa qua. Trong lúc hầu hết các quốc gia còn do dự, chưa biết nên quyết theo hướng nào, Việt Nam đã có những phản ứng nhanh và mạnh dạn. Các biện pháp ứng phó sớm, theo dõi và xét nghiệm có mục tiêu, công bố thông tin minh bạch, kết hợp với chiến dịch truyền thông sáng tạo đã cho thấy hiệu quả rất cao cho đến thời điểm này. Mặc dù có vị trí gần Trung Quốc, dân số tương đối lớn, Việt Nam cũng đã chiến thắng số mệnh với tỷ lệ lây nhiễm cộng đồng hạn chế và số ca tử vong bằng 0 kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu“. Không chỉ Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á đều cùng chia sẻ quan điểm rằng, sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam năm 2020, 2021 sẽ tốt hơn thế giới. Chả có nhẽ, tất cả những đánh giá, những nhận định của hàng loạt ngân hàng lớn, tiếng tăm trên thế giới đều do Thủ tướng Việt Nam “chỉ đạo” hết sao tác giả Phạm Nhật Bình nhỉ?

Văn Dân

Bài mới
Đọc nhiều