Nikkei Asia Review: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là ngoại lệ chưa từng có”
Ngay sau khi có danh sách Bộ chính trị mới tại Đại hội XIII, trang Nikkei Asia Review đã có bài viết nói việc Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa đạt sự tín nhiệm tuyệt đối của hơn 1500 đại biểu, trở thành Tổng bí thư Việt Nam cho nhiệm kỳ 2021-2026.
Theo Nikkei Asia Review, quyết định để Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba là tiền tệ chưa từng có với chức vụ lãnh đạo cao nhất nước.
Ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng trong nhiệm kỳ thứ ba kể từ khi Việt Nam thống nhất vào năm 1976.
Để khẳng định sự tín nhiệm của các lá phiếu tại Đại hội XIII, Nikkei cũng đưa ra thừa nhận rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo tài ba khi quản lý tình hình kinh tế, chính trị của Việt Nam vô cùng tốt, đơn cử như chiến dịch chống tham nhũng, xử lý các quan chức cấp cao và giám đốc điều hành của các doanh nghiệp nhà nước vi phạm pháp luật.
Hơn nữa, năm 2020 đã đánh dấu một năm lãnh đạo vô cùng thành công của ông Nguyễn Phú Trọng khi Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 2 thế giới về mức độ an toàn. Việt Nam trở thành hình mẫu của cả thế giới khi đẩy lùi được đại dịch Covid-19, được truyền thông quốc tế gọi tên bằng những mỹ từ như “ngôi sao sáng”, “hình mẫu thế giới”…
Ngoài ngăn chặn Covid-19, ông còn giúp Việt Nam khẳng định vị thế kinh tế ngày cao trên trường quốc tế, vượt mặt hàng loạt quốc gia trong khu vực trở thành nước đứng đầu Đông Nam Á. Thậm chí năm 2020 còn là năm Việt Nam có chỉ số GDP vượt mặt cả cường quốc Châu Á là Trung Quốc.
Việt Nam được lãnh đạo bởi bốn chức vụ cao cấp bao gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội.
“Ông Trọng sẽ tiếp tục giữ chức vụ Tổng bí thư như hiện tại, và đường lối chính trị của ông sẽ tập trung vào vấn đề xây dựng Đảng. Vì vậy, chúng ta có thể trông đợi chiến dịch chống tham nhũng cấp cao của ông sẽ tiếp tục”, Lê Hồng Hiệp, một nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore nói với Nikkei Asia.
Việt Nam, quốc gia có dân số gần 100 triệu người, đạt mức tăng trưởng 2,91% vào năm 2020 đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các nhà sản xuất toàn cầu khi họ coi đây như một trung tâm sản xuất mới trong chuỗi cung ứng đang tăng trưởng của Đông Nam Á.
Có đường biên giới dài với Trung Quốc, Việt Nam đang có tầm quan trọng gia tăng về địa chính trị như một tiền tuyến nơi các lợi ích quốc gia của Mỹ và Trung Quốc có sự giao thoa, xung đột. Đây đồng thời là lợi thế và cũng là thách thức cho Việt Nam trong tương lai.
Bảo Trâm ( Lược dịch theo Nikkei Asia Review)