+
Aa
-
like
comment

Những lợi ích lớn Việt Nam có được từ diễn đàn Kinh tế Thế giới

Huy Hoàng - 27/06/2023 11:01

Tham gia diễn đàn kinh tế (WEF) tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc sẽ mở ra cơ hội nào để Việt Nam củng cố hơn nữa vị thế kinh tế trên trường quốc tế?

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Borge Brende.

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc đang ghi nhận tình trạng tăng trưởng chững lại. Cùng với đó kinh tế toàn cầu cũng đang vô cùng ảm đạm. Tình trạng chung là việc phục hồi sau hàng loạt cú sốc đang rất trì trệ. Thế nên mục tiêu của diễn đàn kinh tế Thế giới lần này là nhằm cùng tìm ra giải pháp phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới.

Việt Nam là nước có vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nên hiểu rất rõ những khó khăn mà kinh tế thế giới đang đối mặt. Việt Nam lại có tiếng nói trong ASEAN cũng như với nhiều nước châu Á, châu Âu,… Nhờ đó có cơ sở để đưa ra những giải pháp thực tế, hợp lý với tình hình chung.

Thế giới đang đi đến bước ngoặt của những thay đổi lớn. Xu hướng toàn cầu hóa sau chiến tranh lạnh đã nhường chỗ cho một kỷ nguyên mới, mà ở đó cạnh tranh địa chính trị cùng mối quan tâm về an ninh là động lực cho các quyết sách về kinh tế. Những nền kinh tế vốn gắn bó mật thiết trước kia giờ đây đang tách nhau ra vì lý do an ninh địa chính trị. Thay đổi này đang định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu, do đó Việt Nam cần nhanh chân củng cố vị thế trong chuỗi cung ứng của thế giới, đây là cơ hội cho Việt Nam, là cơ hội để nắm bắt, phát triển nền kinh tế trong thời kỳ dân số vàng. Cũng là bước ngoặt quyết định liệu đất nước hình chữ S có vượt qua được bẫy thu nhập trung bình hay không.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên toàn thể “Đương đầu với các cơn gió ngược: Khởi động lại tăng trưởng trong bối cảnh mong manh”.

Chuyến thăm của hơn 200 doanh nghiệp Hàn Quốc tới Việt Nam vừa qua đã tạo nên một làn sóng thu hút dư luận thế giới. Các tờ báo quốc tế một lần nữa khẳng định sức hút khó cưỡng của Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài.

Song bên cạnh những nhà đầu tư thuộc những quốc gia đã và đang đầu tư tại Việt Nam. Vẫn còn rất nhiều tập đoàn có nhiều thế mạnh vẫn chưa biết đến Việt Nam.

Nhưng giờ đây họ đã biết, nhưng các nhà đầu tư mới này vẫn sẽ rất thắc mắc về những thành tựu kinh tế của Việt Nam và rất muốn nghe Việt Nam trình bày về hành trình đạt được những điều đó. Hội nghị WEF do vậy sẽ là cơ hội để Việt Nam tạo điểm nhấn với nhà đầu tư nước ngoài. Chứng minh Việt Nam là một địa điểm đầu tư phù hợp trong giai đoạn địa chính trị căng thẳng tới đây.

Thu hút thêm nhiều nhà đầu tư sẽ giúp Việt Nam sàng lọc những dự án đầu tư chất lượng, giúp các doanh nghiệp Việt trưởng thành hơn nhờ những cơ hội khi làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó còn là động lực để nước ta đào tạo nền nguồn nhân lực chất lượng.

Sở hữu được một cộng động doanh nghiệp trong nước mạnh mẽ và nguồn lao động trí thức đông đảo. Hai yếu tố trên là hai cơ sở quan trọng để Việt Nam đi trên con đường đến quốc gia thu nhập cao.

Nhìn chung, bối cảnh chính trị sắp tới đây sẽ rất căng thẳng. Cuộc chiến giành ưu thế công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc sắp bước vào thời kỳ quan trọng nhất. Sự biến động bên ngoài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ về kinh tế mà Việt Nam đặt ra. Kinh tế mạnh, đứng vững chính là cơ sở để Việt Nam giữ được độc lập, tự chủ trước những thay đổi lớn sắp tới.

Huy Hoàng

Bài mới
Đọc nhiều