+
Aa
-
like
comment

Nhà “dân chủ” lưu vong Campuchia biết gì mà chê bầu cử Việt Nam “ngột ngạt”?

Hạnh Văn - 23/05/2021 16:44

Ngày 23/5, dù trong bối cảnh dịch đại dịch Covid-19, cuộc bầu cử tại Việt Nam đã diễn ra trong một hoàn tất. Thế nhưng, trong khi đất nước Việt Nam đang tích cực hoàn thành mục tiêu kép, một “nhà dân chủ” ở mãi tận Campuchia lại ra sức phát tán những lời rêu rao lố bịch về nước láng giềng. Đáng nói, những lời xuyên tạc đó lại được hà hơi tiếp sức” bằng bài phỏng vấn “Vietnam’s National Assembly Vote: A Futile Gesture” (Bầu cử toàn quốc tại Việt Nam: Một cử chỉ vô nghĩa) của trang The Diplomat.

Bài viết xuyên tạc của The Diplomat.
Bài viết xuyên tạc của The Diplomat.

“Nhà hoạt động ấy”, không ai khác ngoài Mu Sochua, người bị chính phủ Campuchia cấm hoạt động chính trị trong nhiều năm qua. Trong cuộc “phỏng vấn” ngày 22/5, bà Mu Sochua đã đặt ra hàng loạt những điều xuyên tạc dưới danh nghĩa “nhận định” về cuộc bầu cử tại Việt Nam. Xuyên suốt bài “phỏng vấn” của The Diplomat, tất cả những gì bà ta nhắc đến là những lời xảo ngôn như việc cho rằng “cuộc bầu cử không có tự do và công bằng”, và cũng không quên nhắc đến các “ứng viên độc lập bị bắt bớ” như Lê Trọng Hùng, Trần Quốc Khánh… Thậm chí, bà Sochua còn dõng dạc cho rằng “không khí của cuộc bầu cử sẽ rất ngột ngạt” do áp lực của chính quyền

Thật khá “trùng hợp”, khi những lời bêu rếu của “nhà hoạt động” Campuchia lại có một “phong cách” rất quen thuộc: Thứ “phong vị” đặc trưng của các nhà “hoạt động” lâu nay vẫn kiếm ăn trên mảnh đất Việt Nam bằng “nghề dân chủ” như Nguyễn Quang A, Nguyễn Văn Đài… Như cái cách mà bà ta nói về các vòng Hiệp thương trước khi bầu cử vậy. Theo Mu Sochua thì các vòng Hiệp thương đã “dùng một quy trình không rõ ràng” để loại bỏ các “ứng viên độc lập”. Đáng tiếc, khả năng thể hiện của bà ta cũng chỉ dừng lại ở việc… nói miệng, mà không thể chỉ rõ sự “không rõ ràng” của các vòng Hiệp thương là như thế nào.

Chân dung “nhà hoạt động” lưu vong Mu Sochua.
Chân dung “nhà hoạt động” lưu vong Mu Sochua.

Nhưng trong khi quy trình bầu cử ở Việt Nam nói chung, cụ thể hơn là quy định của các vòng Hiệp thương đều được thông tin rộng rãi trên các báo đài, tại sao Sochua lại tỏ ra mù mờ như thế? Thực chất thì chính bản thân Mu Sochua và cả The Diplomat đều hiểu quá rõ rằng cuộc “phỏng vấn” không thể bày ra những trò la ó và bêu rếu, nếu không giả vờ rằng mình không được tiếp cận tin tức bầu cử ở Việt Nam. Và như thế, cả 2 đều hiểu vở tuồng không được phép đi sâu hơn vào bất kỳ vấn đề nào, nếu không muốn phơi bày cái “đuôi chuột” chống phá của mình.

Dường như có một quy luật “bất thành văn” xuyên suốt giữa Diplomat và khách mời Mu Sochua. Cả 2 đều cố tình tránh né và bàn luận sâu hơn bất kỳ vấn đề nào được Sochua bới móc. “Luật ngầm” này càng thể hiện rõ khi Mu Sochua cho rằng số lượng người tự ứng cử ít hơn vì các “ứng viên tự do bị đàn áp”, rằng đó là hành động “trả đũa” trước việc tự ứng cử. Không khác với những màn “thể hiện” trước đó, Sochua tiếp tục lấp liếm hành vi phạm tội của Trọng Hùng, Quốc Khánh, không thể, hoặc không dám tường thuật toàn bộ quá trình đã dẫn 2 đối tượng này vào vòng lao lý, và càng không thể chứng minh được sự “vô tội” của chúng. Và một sự “trùng hợp” khác, khi Mu Sochua chỉ trích dẫn các “nguồn tin” quen thuộc của “làng dân chủ”: Các tổ chức chuyên chống phá Việt Nam như Project 88, Tổ chức Theo dõi nhân quyền HRW…

Điều này không quá khó hiểu, bởi bản thân Mu Sochua cũng là một thành phần “dân chủ” cộm cán tại Campuchia. 18 năm bàng quan với vận mệnh dân tộc khi đất nước đối mặt với nạn Khmer Đỏ, nhưng ngay khi hòa bình lập lại, Sochua bất ngờ trở về nước hoạt động chính trị. Dưới vỏ bọc “nhân quyền”, chống buôn người, chống bạo hành… Sochua chống phá đất nước đến cùng bằng vô vàn những lời vu cáo nhằm vào nhà nước Campuchia. Năm 2017, trả giá cho hành vi phá hoại, Mu Sochua bị Bộ Tư pháp Campuchia tước bỏ quyền miễn trừ hình sự. Và sau khi đồng đảng tại SRP bị bắt giữ và khởi tố, Sochua lập tức bỏ trốn khỏi đất nước.

Sau nhiều năm chống phá đất nước bất thành, Mu Sochua hiểu quá rõ rằng với các phần tử chống phá, ngay thời khắc bị bãi nhiệm, bà ta đã không còn giá trị lợi dụng tại Campuchia. Sochua chỉ còn biết bấu víu vào “làng dân chủ” láng giềng của Nguyễn Quang A, Nguyễn Văn Đài… hay Việt Tân, và gần đây nhất là The Diplomat.

Và chỉ bằng một lời nói “không khí bầu cử ngột ngạt”, cũng đủ để người ta hiểu rằng, tất cả những sự “quan sát” mà bà khách mời của Diplomat có được, chỉ là những hình ảnh méo mó và lệch lạc được bơm tuồn từ các đồng bọn. Nếu chỉ cần đặt chân đến Việt Nam trong ngày bầu cử, có lẽ điều mà bà ta có thể cảm nhận, hẳn đã rất khác với sản sản phẩm từ sự huyễn hoặc đến điên rồ của bà ta.

Hạnh Văn

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Bài mới
Đọc nhiều