+
Aa
-
like
comment

Người Việt Nam chọn làm cách mạng, còn họ chọn gì?

17/08/2020 23:18

“Chúng tôi thà bị đô hộ còn hơn là chết ở đây” – Đó là câu nói của người dân Lebanon với truyền thông phương Tây ngay sau vụ nổ phá hủy phần lớn thủ đô Beirut khiến khoảng 160 người thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương. Đằng sau câu nói ấy, là một mong muốn rõ rệt rằng người Pháp quay trở lại đô hộ Lebanon như đã từng làm trong quá khứ.

Hơn 70 ngàn người Lebanon đã đồng loạt ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi Pháp đặt Lebanon dưới quyền bảo trợ trong 10 năm tới. Phần lớn trong số đó là những người trẻ – những người chủ nhân tương lai của Lebanon, những người coi phương Tây như là một hình mẫu văn minh, tự do, dân chủ và công bằng.

 

Việt Nam đã cầm súng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập.

Hiện nay, quốc gia ở rìa phía Tây Châu Á này đang gặp rất nhiều khó khăn, từ cuộc khủng hoàng tiền tệ khiến đồng nội tệ mất đi 80% giá trị, hơn 35% dân số quốc gia này không có việc làm, rồi nhu cầu lương thực thực phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào các nguồn cung đến từ nước ngoài vốn rất đắt đỏ. Ngoài ra, quốc gia này vẫn thường bị cuốn vào những nội chiến, sắc tộc, xung đột biên giới. Người Lebanon muốn sống chứ không muốn trải qua những giây phút tồi tệ như hiện tại.

Những gì mà người Lebanon đã và đang trải qua thì người Việt cũng từng trải qua vào nhiều năm trước khi hai quốc gia cùng đồng thời là thuộc địa của Pháp. Thậm chí, những gì mà người Việt từng nếm trải còn “mặn đắng” gấp nhiều lần. Nói chuyện bom đạn, áp bức bóc lột, nạn đói nạn dốt, thì người Việt có thể nói cả ngày không hết. Nhưng ở Việt Nam, khi gặp những cái đó, người ta làm cách mạng giải phóng dân tộc, chứ không chấp nhận sự đô hộ và “mong muốn được đô hộ”.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, không ít người Việt Nam, cũng có tâm lý muốn được đặt dưới ách đô hộ bởi các quốc gia phương Tây, cụ thể ở đây là Pháp hay Mỹ. Những lý do rất mơ hồ được họ sử dụng là nếu được các quốc gia ấy đô hộ thì sẽ giàu có hơn, phát triển hơn chứ không phải nghèo khổ, khó khăn như hiện tại. Bên cạnh đó, họ cho rằng làm thuộc địa của các quốc gia phương Tây sẽ được tiếp cận nền văn minh tiên tiến của nhân loại, sẽ không bị mất đất vào tay Trung Quốc, sẽ hùng mạnh hơn, sung sướng hơn, tự do hơn…

Người Việt vẫn độc lập, tự chủ trong bấy nhiêu năm qua khi ở cạnh người hàng xóm ồn ào Trung Quốc. Phần lớn lịch sử hàng ngàn năm của Việt Nam chỉ ra rằng cha ông ta đã anh dũng, bất khuất ra sao khi đánh bại những đạo quân xâm lăng đến từ phương Bắc. Mất nhiều thời gian, công sức, tiền của như vậy mà chưa từng có thời gian nào trong lịch sử, người Việt muốn trở thành một phần của Trung Hoa vĩ đại. Nhưng mới chỉ mấy mươi năm thôi, có rất nhiều người Việt, lại muốn trở thành một phần của thực dân đế quốc, muốn biến Việt Nam thành một vùng đất phụ thuộc – hay nói phũ phàng hơn là thuộc địa và phủ nhận hoàn toàn công lao của thế hệ đi trước.

Bao nhiêu công sức dựng nước, giữ nước, bao nhiêu thế hệ đã ra đi, bao nhiêu năm tháng đấu tranh vì độc lập tự do, và rồi bây giờ, rất nhiều người lại muốn đi ngược lại toàn bộ những tôn chỉ lịch sử trước đây, những thứ phải trả bằng máu thịt chứ không phải là hoa hồng. Cái mong muốn này, không khác gì việc mưu cầu “sung sướng” thông qua việc để người khác ức hiếp cả.

Người Lebanon có lẽ cần hỏi người dân châu Phi, rằng làm thuộc địa của Pháp có thích hông? Chứ nếu hỏi người Việt Nam, đại đa phần sẽ trả lời mạnh bạo rằng: “Có cái củ cải”.

Tổng thống Pháp E.Macron đến tận nơi để tận mắt chứng kiến những gì người dân Lebanon đang chịu đựng nhưng sự thật thì Lebanon lại là một mắt xích quan trọng trong hệ thống thuộc địa kiểu mới của Pháp.

Nhà báo Mawuna Koutonin tiết lộ rằng 85% dự trữ ngoại hối của 14 quốc gia châu Phi phải được gửi vào Ngân hàng Trung ương Pháp và quyền giám sát tối cao thuộc về Bộ trưởng Tài chính Pháp. Cũng theo nhà báo này, tất cả những lãnh đạo châu Phi từ chối “điều lệ thuộc địa này”, nhẹ thì bị lật đổ, nặng hơn thì sẽ thiệt mạng. Cựu tổng thống Pháp Jacque Chirac cho rằng Pháp sẽ tụt hậu vị thế cường quốc nếu không có tiền từ châu Phi. Theo một thông tin khác thì Pháp đang quản lý hơn 50% dự trữ ngoại hối từ các quốc gia phương Tây. Bên cạnh đó, khoản tiền hàng năm mà Ngân hàng Trung Ương Pháp nắm giữ lên tới 500 tỷ USD và vẫn liên tục tăng lên qua các năm.

Điều mà các quốc gia châu Phi đang được nhận, đó là số tiền lãi từ khoản tiền mà họ gửi tại Ngân hàng Trung ương Pháp. Nhưng điều vui mừng này cũng không vui vẻ gì lắm, vì lãi suất tuyệt đối mà Ngân hàng Trung ương Pháp trả cho các quốc gia này luôn thấp hơn chỉ số lạm phát tại Pháp. Điều này tạo ra một nghịch lý là các nước châu Phi dường như đang trả tiền cho Pháp để Pháp giữ tiền hộ họ. Nghịch lý này còn buồn cười hơn nữa, khi người gửi tiền – ở đây là các quốc gia châu Phi, lại không có quyền quyết định tối cao với khoản tiền của mình. Nói đơn giản, nếu muốn thực hiện lệnh rút tiền khỏi Ngân hàng Trung ương Pháp, các quốc gia châu Phi này không có thẩm quyền.

Tháng 1/2019, Phó Thủ tướng Ý Luigi Di Maio cáo buộc Pháp sử dụng đồng CFA – đồng tiền tệ mà 14 quốc gia thuộc địa cũ của Pháp tại châu Phi đang sử dụng, như là để kìm hãm nền kinh tế châu Phi, bắt ép châu Phi phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp. Hiện tại, đang có 14 quốc gia châu Phi sử dụng đồng CFA – loại tiền gắn với đồng Euro, loại tiền do Pháp có quyền quyết định.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng Pháp sẽ nghiên cứu loại bỏ đồng CFA, trao cho các quốc gia châu Phi quyền tự chủ tiền tệ, tài chính, kinh tế. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là một lời hứa trong suốt bao nhiêu năm qua.

Tháng 6/2019, Cựu đại sứ Liên minh châu Phi tại Mỹ Chihombori-Quao nói rằng việc Pháp giữ tiền “hộ” các nước châu Phi bắt nguồn từ một “hiệp định trao trả độc lập”. Tại hiệp định này, Pháp sẽ đồng ý “trao trả độc lập” cho các quốc gia châu Phi, đổi lại, các quốc gia châu Phi này sẽ phụ thuộc vào Pháp ở các lĩnh vực tiền tệ, tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu…Và tính từ lúc “hiệp định trao trả độc lập được ký”, châu Phi phát triển thế nào? Người Lebanon liệu có nhìn về tấm gương châu Phi hay nhìn về Việt Nam?

Ở một thời điểm trước khi Pháp trao trả độc lập cho các quốc gia châu Phi thông qua các hiệp định thì đại diện cho phía Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thừng thông báo rõ ràng rằng “Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”.

Tại sao Việt Nam lại dám mạnh mẽ tuyên bố như vậy?

Vì Việt Nam thắng Pháp, thẳng cả trên mặt trận quân sự lẫn ngoại giao, chấm dứt chế độ nô lệ và chấm dứt quá trình áp đặt thuộc địa của Pháp. Chính Việt Nam là quốc gia đầu tiên thắng một nước thực dân.

Trong khi Pháp bỏ chạy khỏi Đông Dương để mặc cho phát xít Nhật hành động thì người Việt đứng về phe đồng minh, chống Nhật, chống chế độ phát xít. Nghĩa vụ quốc tế được hoàn thành trọn vẹn.

Ngay trước khi tuyên bố Tuyên Ngôn Độc Lập, thì Việt Nam phải trải qua những ngày tháng vô cùng cực khổ, hàng triệu người dân chết đói, giặc dốt hoành hành, hết thực dân lại đến phát xít. Chỉ nói riêng về những nỗi đau, thì người dân Lebanon có lẽ vẫn còn sung sướng hơn nhiều.

Người dân Lebanon muốn sống, người dân châu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông cũng đều vậy, bất cứ một ai trên thế giới này đều có mưu cầu được sống và hạnh phúc. Nhưng trong suốt tiến trình lịch sử, người Việt chọn cách sống bằng cách đấu tranh, làm cách mạng giải phóng dân tộc, chọn cách đánh đổi máu thịt, chọn bạo lực cách mạng. Chứ không phải muốn sống bằng cách quỳ gối để xin được sống.

Nếu muốn sống kiểu như vậy, thì hội nghị Diên Hồng sẽ hô “hàng” chứ không phải hô “đánh” hay “Sông núi nước Nam, vua Nam ở” sẽ trở thành “Sông núi nước Nam, ai ở cũng được”.

Luôn cúi đầu thì sẽ không bao giờ nhìn thấy được ánh mặt trời. Luôn giữ tâm tưởng nô lệ, muốn được “bảo kê” thì sẽ không bao giờ có được thời gian hòa bình thực sự và quyền tự chủ quyết định số phận dân tộc.

Dĩ nhiên, không phải toàn bộ người dân Lebanon muốn được “đô hộ” cũng như ở Việt Nam, có không ít những kẻ luôn muốn bám đít ngoại bang.

Những kẻ đó, là những kẻ thất bại về mặt tư tưởng và ý chí, thích hưởng thụ, chỉ muốn “không làm mà vẫn muốn có ăn”, những người đó, không xứng đáng thừa hưởng những di sản mà thế hệ trước phải đấu tranh mới có được.

Vận mệnh của một quốc gia hay một dân tộc phải do chính người dân của quốc gia đó, dân tộc đó quyết định chứ không phải là trông chờ vào một bên thứ ba. Bởi vì khi bên thứ ba đó “trao trả” độc lập, họ cũng có quyền tước đi điều đó.

Tổng hợp 

Bài mới
Đọc nhiều