+
Aa
-
like
comment

Người dân Việt Nam “bị đối xử” như công dân hạng 2?

Thu An - 29/06/2020 10:49

Việc cứu sống bệnh nhân 91 – phi công người Anh của Việt Nam vừa qua đã được báo chí và cộng đồng quốc tế ghi nhận trên nhiều mặt. Chúng ta không chỉ vươn lên thành một trong những nước có hình mẫu chống dịch Covid-19 thành công nhất thế giới và còn khẳng định tinh thần “không một ai bị bỏ lại phía sau” đã được giữ vững trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, với một số đối tượng thì bệnh nhân số 91 lại biến “người dân Việt Nam trở thành công dân hạng 2”!

Người dân được phát gạo miễn phí trong những ngày cao điểm của dịch bệnh Covid 19

Họ lu loa rằng, “Ngay cả trên quê hương mình, người Việt Nam cũng bị đối xử như công dân hạng 2, mà có khi còn thấp hơn cả hạng 2, vì chính phủ Việt Nam chỉ lo cứu chữa cho những người nước ngoài”. Thậm chí, còn lấy hình ảnh lèo tèo vài người đứng trong mưa ở lãnh sứ quán Việt Nam tại Singapore (không biết chụp từ bao giờ) để rêu rao rằng, “hơn 3000 người Việt bị mắc kẹt ở Singapore chờ đợi được trở về nước suốt 3 tháng trong vô vọng”, rồi vờ như đồng cảm mà oán thán rằng “Đừng để cho những người Việt Nam ở nước ngoài đội mưa trước cổng đại sứ quán ở nước ngoài nữa, hãy đưa máy bay thương mại sang đón họ về đi. Họ không ăn quỵt đâu”….

Những luận điệu xuyên tạc mà các trang phản động đăng tải

Những lời oán thán trên khiến cho nhiều người cảm thấy rất mắc cười, bởi hình như những người đi khóc mướn ấy dường như không cập nhật tin tức. Xin nhắc lại rằng, ngày 24/04, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và Hãng hàng không Vietjet Air đã phối hợp đưa về nước an toàn hơn 200 công dân Việt Nam từ Singapore. Ngày 31/5, lại có tiếp 340 công dân Việt Nam từ Singapore về nước an toàn. Và mới đây nhất, ngày 27/06, cũng đã có thêm 300 công dân Việt Nam mắc kẹt tại Singapore được đón về nước.

Người dân từ khắp mọi miền đất nước được đón trở về

Đến nay số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn thế giới vượt ngưỡng 10 triệu, trong đó hơn nửa triệu người đã tử vong. Các chuyên gia cảnh báo dịch Covid-19 đang có nguy cơ bùng phát trở lại. Thế nhưng, Việt Nam vẫn tiếp tục giang tay đón đồng bào từ khắp thế giới trở về tránh dịch theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng. Không chỉ đón công dân Việt Nam ở Singapore mà vừa qua chúng ta đã đón hơn nghìn đồng bào từ Nigeria, Cameroon, Malaysia, Nhật Bản … về nước an toàn. Tuy trước mắt chưa thể đáp ứng được nhu cầu về nước của tất cả mọi người vì số lượng người quá đông và vì một số lí do kỹ thuật, nhưng không ai có thể phủ nhận những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc phối hợp với các nước, chuẩn bị chuyến bay và tạo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị y tế sẵn sàng đón người dân trở về nước tránh dịch an toàn, chu đáo. Vậy thử hỏi, như vậy là công dân hạng 2 sao?

Hơn nữa, bệnh nhân số 91 mặc dù được chữa khỏi nhưng cũng phải chi trả toàn bộ chi phí chữa bệnh, trong khi đó bất kì người dân Việt Nam nào nhiễm bệnh cũng được chữa miễn phí. Thử hỏi có trường hợp nào người Việt mắc bệnh mà không được nỗ lực cứu chữa hay không? Có trường hợp nào phải chi trả viện phí hay không? Có trường hợp nào cách ly mà bị thu phí hay không? Xin khẳng định tất cả đều không. Nếu công dân hạng 2 mà được đối xử như thế thì tin chắc rằng 10 triệu người đang bị nhiễm bệnh kia tha thiết mong được như thế!

Lại nói, việc chữa trị thành công bệnh nhân số 91 không chỉ chứng tỏ nền y tế nước nhà rất tốt mà nó con nói được Việt Nam là một đất nước yêu hòa bình, trân trọng sự sống của mỗi con người, không phân biệt màu da sắc tộc, tín ngưỡng, tôn giáo. Việc chữa trị thành công không chỉ giúp danh tiếng Việt Nam được vang lên trên trường quốc tế mà còn là cơ hội để chúng ta phát triển sau này. Chắc chắn những nhà đầu tư sẽ tìm đến một đất nước an toàn với dịch bệnh mà lại hiếu khách, thân thiện. Đây là điều đáng tự hào, sao lại cảm thấy “cay cú” nhỉ?

Thực ra những chiêu trò vờ đồng cảm rồi khóc lóc sau đó công kích chính quyền là chiêu bài quen thuộc của các đối tương, trang phản động. Tuy nhiên, những tư tưởng lạc lõng ấy đang bị chính niềm tin và tự hào của người dân đào thải.

Thu An

Bài mới
Đọc nhiều