Nghĩ về Tư Chính và hiện tượng ‘lạm phát’ lòng yêu nước
Hành động xâm phạm chủ quyền của nhà cầm quyền Trung Quốc ở bãi Tư Chính thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế nước ta một lần nữa lại khơi dậy ý thức đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Tất nhiên tinh thần yêu nước của mỗi con dân đất Việt nó vốn đã ở trong tiềm thức, đã ăn vào máu thịt. Nhưng tùy vào hoàn cảnh, để thể hiện tình yêu nước như thế nào cho đúng, để mỗi người đều có thể chung tay góp sức giữ gìn độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là điều cần phải suy nghĩ thấu đáo.
Với quan điểm giải quyết vấn đề dựa trên nguyên tắc tôn trọng hòa bình và Luật pháp quốc tế. Bằng nhiều kênh ngoại giao, Việt Nam đã gửi những thông điệp đanh thép đến Trung Quốc và yêu cầu TQ đưa tàu Hải Dương 8 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa của Việt Nam. Bạn bè quốc tế nhiều nước cũng đã lên tiếng ủng hộ chủ quyền và sự chính nghĩa của Việt Nam…
Và ngoài khơi, lực lượng chấp pháp của ta vẫn kiên quyết, kiên trì đấu tranh với các tàu của TQ, họ phải đối mặt với bao khó khăn, vất vả để giữ gìn tài sản quốc gia, chủ quyền biển đảo, giữ vững hòa bình, ổn định, để thu hút đầu tư để phát triển. Những khó khăn, vất vả ấy không thể diễn tả hết bằng lời.
Cụm từ “đấu tranh trên thực địa” mới nghe qua thấy thật chung chung và hiền lành.
Nhưng chúng ta sẽ khó thể hình dung nơi ấy sự cam go, khốc liệt diễn ra căng thẳng đến thế nào. Sách lược, chiến lược mỗi thời điểm, mỗi tình thế luôn khác nhau, được vận dụng một cách phù hợp, đó là điều bình thường của mọi cuộc đấu tranh. Sứ mệnh Tổ quốc đang trĩu nặng trên vai những người lính cảnh sát biển, kiểm ngư can trường.
Chúng ta đã hành xử theo pháp luật khi đấu tranh trên biển, thì không cớ gì, trong đất liền vốn dĩ là hậu phương vững chắc lại tự gây sóng gió, tự gây rối loạn
Về những nét đặc thù của công việc ngoại giao, ông chia sẻ: “Còn một chuyện khác cũng cần có sự thông hiểu. Thực ra, trong quan hệ đối ngoại có cái khó là không phải mọi chuyện đều có thể lên truyền hình bảo rằng chúng ta đánh giá (thực chất) thế này, chủ trương thế kia. Làm sao làm thế được! Nói một cách dân dã thì làm sao hành động theo kiểu “thưa ông tôi ở bụi này” được? Đặc điểm của đối ngoại là có những chuyện phải giữ kín chứ không phải là nhát, hay sợ đâu. Vấn đề là phải khôn. Đừng lẫn lộn cái khôn với cái sợ. Không phải với Trung Quốc đâu, với nước nào cũng vậy”.
Cuối cùng, ông kết luận: “Do đó cũng phải hiểu cho cái người lãnh đạo, người ta phải giữ cái gì đó để còn có chỗ nói chuyện, chứ cắt cầu thì rất dễ. Bởi muốn gì thì gì mình vẫn phải cố gắng giải quyết bằng đối thoại, nên phải giữ cầu đối thoại chứ. Có người không hiểu cho cái đó, có người trái tim nóng nhưng đầu không lạnh. Thậm chí một số ít người lợi dụng để kích động, vì những tính toán riêng…”.
Quả thật chí lý! Đúng là một tư duy xứng tầm với vị trí một Phó Thủ tướng và một nhà ngoại giao kỳ cựu.
Hà Nhiên