+
Aa
-
like
comment

“Nghị gật” – đừng để nhân dân và hội trường thì “nóng” còn cấp dưới thì “lạnh”

04/11/2019 17:24

Có nhiều nơi người ta dùng từ là ‘nghị gật’, để nói đại biểu không hiểu tình hình địa phương cũng chỉ ngồi như thế thôi, không phát biểu được. Nhân dân thì nóng, hội trường họp đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp huyện, cấp xã lại rất “lạnh”, đại biểu lại không có ý kiến gì cả.

Thảo luận ở về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cách đây 1 tuần, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành việc cụ thể hóa chủ trương của Trung ương trong việc giảm số lượng cấp phó của hội đồng nhân dân (HĐND). Tuy nhiên, đối với HĐND cấp tỉnh, đa số ý kiến đại biểu đề nghị giữ nguyên như Luật hiện hành là 2 Phó Chủ tịch HĐND.

Theo đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội), trong định hướng của Đảng hiện nay, bí thư tỉnh ủy sẽ kiêm chủ tịch HĐND. Do đó cần 2 phó chủ tịch HĐND là phù hợp. “Công tác giám sát đòi hỏi chuyên môn rất cao nên cần 2 phó chủ tịch để một phụ trách về kinh tế, một phụ trách về văn hóa xã hội mới đủ chuyên môn sâu để giám sát hiệu quả”, ông Hiểu nêu ý kiến.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu – đoàn Thành phố Hà Nội trao đổi về vấn đề giảm số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân các cấp.
Đại biểu Ngọ Duy Hiểu – đoàn Thành phố Hà Nội trao đổi về vấn đề giảm số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân các cấp.

Đặc biệt, ông Hiểu lưu ý, khi bàn giảm hay tăng chuyên trách cần đứng trên quan điểm là “giảm chỗ nào cần giảm, chỗ nào giữ thì phải giữ”, kèm theo đó phải có cơ chế, chế độ đãi ngộ để thu hút được nhiều cán bộ có trình độ, năng lực làm đại biểu HĐND.

“Đây mới là cái gốc của vấn đề. Nếu không có thể dẫn đến việc rất phản cảm là có nhiều nơi người ta dùng đến từ “nghị gật” tức là đại biểu không hiểu tình hình địa phương, không phát biểu được, nhân dân thì nóng, hội trường HĐND cấp huyện, xã thì rất lạnh, không đại biểu nào có ý kiến”, ông Hiểu nói.

Báo chí đã tốn nhiều giấy mực về loại “công chức cắp ô”, đến giờ phát hiện thêm loại “dân biểu cắp Iphone”, cộng với loại “quan chức cắp phong bì” thế là xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 21 hình thành nên ba loại người, tạo thế chân vạc nâng đỡ thượng tầng kiến trúc. Bộ ba loại người này liên kết với nhau sẽ là một khối vững mạnh, khó mà lay chuyển bởi nó bao gồm cả lập pháp, hành pháp và tư pháp, người dân lao động liệu có thể trông chờ vào đó mà hưởng phúc?

Những người như vị dân biểu nọ không còn là con sâu làm rầu “nồi canh nghị trường” mà đã trưởng thành thêm một bậc, biến thành “con nhộng” rồi. Biết đâu gặp ngày đẹp trời cái con “nhộng biểu” ấy lại chẳng biến thành bướm, lúc đó thì thiên hạ tha hồ mà chiêm ngưỡng, tán dương, thậm chí có khi còn phải cúi đầu kính cẩn…

Người dân luôn đặt niềm tin vào những đại diện mà mình lựa chọn từ HĐND địa phương đến Quốc hội. Nghị quyết của HĐND đưa ra có thể ví như luật trong phạm vi địa phương mà chính quyền phải thực hiện, cũng giống như luật mà Quốc hội ban hành Chính phủ phải thực hiện.

Dành tới 40 phút trong kỳ họp để chơi điện tử, vừa chơi vừa giơ tay biểu quyết, hành động phản cảm của vị dân biểu nọ không thể là của một con người được đào tạo cẩn thận, nói cách khác đó không thể là hành động của người có học.

Theo truyền thống, những cán bộ cỡ trung cấp trở lên đều được học tập và có bằng lý luận chính trị, không hiểu vị dân biểu này có thuộc diện đó hay không, nếu phải thì cái bằng “lý luận chính trị” của ông ta có giá trị gì không?

Ba năm trước, ngày 4/5/2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có buổi tiếp xúc cử tri quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, tại buổi họp một cử tri “Đề nghị Chủ tịch Quốc hội nhắc các đại biểu đừng nói chuyện riêng và đừng ngủ gật tại kỳ họp”.

Một năm trước, ngày 16/10/2018, phát biểu ý kiến về chương trình kỳ họp 6 Quốc hội khóa 14, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: “Đại biểu Quốc hội phải nêu gương, trong thời gian diễn ra kỳ họp Quốc hội, các bộ, ngành mời giao lưu, dự tiệc thì không tham dự”.

Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất mà cả hệ thống chính trị phải tuân thủ. Điều 82 Hiến pháp 2013 quy định “Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đại biểu, có quyền tham gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội”.

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là người được ủy nhiệm thực hiện quyền lực của nhân dân trong quá trình lập pháp và quyết định những vấn đề lớn của đất nước.

Việc hàng trăm đại biểu bỏ họp hoặc không tham gia biểu quyết có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng các đạo luật, các chủ trương mang tầm vĩ mô của đất nước tạm chưa bàn đến, song chắc chắn các vị đại biểu này đã xem nhẹ sự ủy thác được nhân dân giao phó.

Nhiều kiến nghị, bức xúc của người dân phản ánh không được giải quyết đến nơi đến chốn. Các cơ quan chức năng thực hiện không tròn trách nhiệm khiến người dân, doanh nghiệp kêu ca nhưng không có ĐBQH nào lên tiếng. Nhiều “công bộc” của dân hứa rồi để đó, nói không đi đôi với làm.

Từ đó, ông Hạnh đề nghị Quốc hội cần phải giám sát luôn cả lời hứa của các người đứng đầu cơ quan chức năng, thậm chí giám sát luôn cả lời hứa của các ứng viên khi ứng cử làm đại biểu Hội đồng Nhân dân, ĐBQH.

Xa dân chính là nguy cơ tồn vong của Đảng cầm quyền, để khắc phục tình trạng này cần phải có những giải pháp cụ thể qui định trách nhiệm của cán bộ, đảng viên để khắc phục bệnh xa dân.

Nói như thế để một lần nữa nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên thấy rằng vai trò vị trí của Nhân dân là to lớn như thế nào, để lựa chọn cách đối xử và hành động với Nhân dân sao cho hiệu quả tốt nhất.

Có một thực tế là lực lượng, giai cấp lãnh đạo luôn muốn tập hợp đồng hành lãnh đạo quần chúng nhân dân để đạt được mục tiêu lợi ích nào đó, sau khi đạt được mục đích, có được những gì mình muốn lại suy thoái, không quan tâm đến Nhân dân, thậm chí đi ngược lại lợi ích của Nhân dân, đè nén áp bức, bóc lột họ và chế độ đó dẫn đến suy tàn và bị diệt vong.

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta dân theo Đảng làm cách mạng để có ruộng đất cho dân cày, cuộc cách mạng ấy thật vĩ đại vì đã giải phóng được người dân khỏi áp bức bóc lột, từ địa vị nô lệ trở thành người chủ của đất nước.

Việc giám sát đại biểu Quốc hội đã diễn ra từ lâu. Việc truyền hình trực tiếp các phiên thảo luận hay chất vấn và trả lời chất vấn cũng là để người dân giám sát đại biểu của mình xem họ có nói và có nói đúng nguyện vọng của cử tri hay không?

Họ có làm những gì như đã hứa trong chương trình hành động trước khi trúng cử và cả việc có mặt hay không trong những phiên họp của Quốc hội, đặc biệt là những phiên quan trọng. Đã có những ý kiến bày tỏ sự không đồng tình với những đại biểu nhiều phiên họp, thậm chí nhiều nhiệm kỳ không có ý kiến gì.

Trở lại vấn dề giám sát Quốc hội, có lẽ không chỉ cử tri đặt ra yêu cầu này mà cả các Đại biểu Quốc hội cũng mong muốn bởi qua đó, giúp việc nhìn nhận chính mình được chính xác hơn, hiểu được hình ảnh của mình trong mắt cử tri… Từ đó, có những điều chỉnh nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn nữa. Vì thế, có lẽ đã đến lúc Quốc hội nên có một kênh thông tin để cử tri giám sát các đại biểu do minh bầu lên.

Hồng Đinh

Bài mới
Đọc nhiều