+
Aa
-
like
comment

Nếu sức khỏe của lãnh đạo là “bảo vật” thì việc bảo mật là điều tất yếu

02/09/2020 09:43

Theo Quyết định được Thủ tướng ban hành ngày 24/8, danh mục bí mật nhà nước mức độ tối mật lĩnh vực y tế còn gồm tên, nguồn gốc, độc lực, khả năng lây lan, đường lây của vi sinh vật mới phát hiện chưa xác định được có liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội. Luật này cũng quy định, thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Mới đây, Tổng bí thư, Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, sau khi quyết định của Thủ tướng được ban hành, một số đối tượng chống phá ngay lập tức đã lên mạng đòi hỏi Nhà nước phải công khai tình trạng sức khỏe, hồ sơ bệnh án của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi gần đây ông ít xuất hiện trên truyền thông đại chúng. Cụ thể, chúng lộng ngôn, xuyên tạc để chống phá rằng: “Việc nhà cầm quyền CSVN quyết định đóng dấu “tối mật” vào hồ sơ bệnh án của lãnh đạo cấp cao làm dấy lên suy đoán rằng ít nhất trong số những người đang tham gia cuộc đua giành ghế “tứ trụ” tại Đại Hội 13, có một người không muốn để lộ chuyện mình không đủ sức khỏe ngồi ghế đến hết nhiệm kỳ”.

Nhưng xin thưa, không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành quyết định như vậy. Bởi một ví dụ diển hình nhất là ngày 28/8 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ chức vì lý do sức khỏe, liên quan đến căn bệnh viêm đại tràng kinh niên mà ông mắc phải. Theo thông tin của báo chí, ông Abe mắc bệnh này từ năm 2008, nhưng phải hơn chục năm sau, nó mới được công khai, và ngay lập tức, nó gây chấn động trong dư luận. Vậy trong suốt thời gian đó, tại sao người dân Nhật không được biết thông tin trên, dù Thủ tướng Nhật do dân Nhật bầu ra, chịu trách nhiệm công việc trước toàn thể người dân?

Sau khi quyết định của Thủ tướng được ban hành, một số đối tượng chống phá ngay lập tức đã lên mạng đòi hỏi Nhà nước phải công khai tình trạng sức khỏe, hồ sơ bệnh án của lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Hay trước đó vào tháng 7/2019, khi đứng cạnh Thủ tướng Phần Lan Antti Rinne trong lễ đón tại thủ đô Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel lần thứ 3 bị run rẩy trước công chúng. Tình trạng này của bà xuất hiện khi bà đang đón tiếp Thủ tướng Phần Lan Antti Rinne ở Berlin, Đức. Bà bị run trong vòng 1 phút lúc đang thực hiện nghi lễ chào cờ. Sau sự việc, bà Merkel cho biết bà “ổn”, đồng thời nói thêm bà đã vẫn làm việc tốt. Bà Merkel cho biết: “Tôi đã dần khắc phục một số vấn đề kể từ sau lần gặp sự cố run rẩy ở sự kiện cùng tham gia với Tổng thống Zelensky, song vấn đề dường như chưa hết, nhưng có những tiến triển và tôi phải sống chung với nó một thời gian”. Tuy nhiên bà vẫn khẳng định là bà “rất khỏe và mọi người không phải lo lắng”. Và từ đấy, người ta không hề thấy Chính phủ Đức công bố gì về tình trạng sức khỏe của bà Thủ tướng, dù đây là thông tin thu hút sự quan tâm của dư luận.

Thực tế, ở Việt Nam chỉ cần Tổng Bí thư “vắng mặt” trên truyền thông báo chí một vài ngày thì những kẻ chống phá lại la làng rằng Tổng Bí thư, Chủ tích nước có vấn đề sức khoẻ. Điển hình là mới đây khi ông vắng mặt trong buổi lễ kỷ niệm 75 năm quốc khánh Việt Nam tuy nhiên ngày hôm qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng với nhan đề: “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”. Chưa kể, trong thời gian Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chưa tái xuất hiện, công cuộc chống tham nhũng vẫn diễn ra, củi vẫn vào lò. Guồng quay ấy, với quán tính rất lớn, đã không chững lại. Thực tế, Đại hội XIII của Đảng ta đã đến gần, khối lượng công việc rất lớn trong khi thời gian không còn nhiều, do đó Tổng Bí thư đang tập trung chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Và không chỉ ở Việt Nam mà ở bất cứ quốc gia nào, thông tin liên quan đến hồ sơ bệnh án, kết quả khám bệnh, chữa bệnh của các nguyên thủ quốc gia luôn là thông tin mật và giữ kín tuyệt đối, kể cả đối với Mỹ, một quốc gia “nổi tiếng dân chủ”. Thiết nghĩ, việc không công khai thông tin sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước là rất cần thiết bởi điều đó nhằm mục đích bảo vệ an toàn tính mạng cho các nguyên thủ đó. Thử hỏi chỉ cần nắm tiền sử bệnh tật của một nguyên thủ, các cá nhân, tổ chức thù địch có thể dễ dàng hạ độc, thậm chí ám sát họ một cách dễ dàng. Việc đó càng dễ xảy ra khi có xung đột, chiến tranh hay bạo loạn xảy ra. Có thể thấy, các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng là lãnh đạo cao cấp của Đảng, những người này có thể là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ… là những lành đạo cao nhất của đất nước. Nói một cách đơn rằng là họ là tài sản của Quốc gia. Bởi vậy, họ luôn là mục tiêu để các thế lực nước ngoài, nhất là các cơ quan tình báo, cơ quan đặc biệt tìm hiểu, thu thập mọi thông tin, trong đó có thông tin về sức khoẻ để phục vụ các mục tiêu chính trị.

Một ví dụ rõ ràng là ở Triều Tiên, khi những đồn đoán về các vấn đề sức khỏe của ông Kim Jong-un ngày càng gia tăng sau khi hồi đầu tuần, kênh truyền hình CNN đưa tin, Mỹ có thông tin tình báo cho rằng ông Kim Jong-un đang ở trong tình trạng “nguy kịch” sau một cuộc phẫu thuật tim mạch thì ngay lập tức Hàn Quốc và Trung Quốc tỏ thái độ hoài nghi, một nhánh báo chí phương Tây bắt đầu đặt câu hỏi về “người kế vị” ông Kim nếu vị lãnh đạo Triều Tiên thực sự qua đời. Một nhánh khác tiếp tục đi tìm sự thật… Như vậy, sức khỏe của lãnh đạo cũng là bảo vật quốc gia. Do đó, việc bảo mật thông tin sức khỏe của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước là điều cần thiết.

Hải Anh

*Bài viết mang quan điểm và văn phong riêng của tác giả 

Bài mới
Đọc nhiều