+
Aa
-
like
comment

Muốn có tiền? Làm mình đáng tiền trước đã

15/01/2021 05:19

Người đáng tiền, sớm muộn cũng có tiền!

Muốn có tiền? Làm mình đáng tiền trước đã

Rất nhiều người cả đời có hai theo đuổi: một là có tiền, một là đáng tiền.

Đáng tiền cho thấy giá trị của một người, chẳng hạn bạn đi tìm một công việc, công ty trả cho bạn 70 triệu một tháng, điều đó có nghĩa là bạn rất đáng tiền; nhưng nếu họ chỉ trả cho bạn 5 triệu một tháng, vậy có nghĩa là bạn chưa đủ đắt giá.

Có tiền và đáng tiền là hai khái niệm khác nhau. Người có tiền chưa chắc đã đáng tiền, nhưng người đáng tiền thì sớm muộn cũng sẽ có nhiều tiền, bởi lẽ người đáng tiền là người sở hữu cho mình thực lực đáng giá, dựa vào năng lực này, họ hoàn toàn có thể không lo thiếu đất dụng võ, chuyện phát tài chỉ là chuyện sớm chiều mà thôi.

Vì vậy mà người ta thường nói, đừng biến mình thành “con heo đất”, bởi lẽ không ai chỉ dựa vào tiết kiệm mà phát tài cả; nhưng nhất định phải biến mình thành “cỗ máy in tiền”, lúc nào cần thì cứ thế mà đi lấy.

Một người thay vì có tiền nhưng không có tài cán, chi bằng hãy biến mình trở nên đáng tiền hơn. Người đáng tiền mới lĩnh hội được cái gọi là cảm giác thành tựu. Đối với một người theo đuổi một cuộc sống có ý nghĩa, cảm giác thành tựu là điều vô cùng quan trọng.

Vậy thì một người, nên làm sao để nâng cao bản thân?

Muốn có tiền? Làm mình đáng tiền trước đã - Ảnh 1.

1. Chủ động nâng cao năng lực công việc

Chẳng hạn, bản thân là một nhân viên bình thường, muốn mình có năng lực của một quản lý, vậy thì bạn phải dùng thái độ và sự trách nhiệm của một người dẫn dắt người khác đi nhìn nhận công việc và làm việc.

Bản thân là quản lý rồi, vậy thì phải làm sao để có được năng lực giống như giám đốc, phải dùng thái độ và trách nhiệm của một giám đốc đi nhìn nhận công việc và cống hiến.

Bản thân là nhân viên kĩ thuật, vậy thì phải bồi dưỡng cho mình năng lực của một kĩ sư, phải dùng thái độ và sự trách nhiệm của một kĩ sư đi nhìn nhận công việc và làm việc.

Muốn hiện thực hóa được mục tiêu này, bạn cần phải không ngừng học tập, bao gồm học hỏi kiến ​​thức lý thuyết liên quan đến công việc và học hỏi kinh nghiệm làm việc từ các cấp lãnh đạo, người đi trước và đồng nghiệp trong thực tế.

2. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc

Ngoài việc không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất nội tại của bản thân, cũng cần có ý thức cống hiến, gắn kết công ty và vận mệnh của chính mình lại. Không những phải làm tốt công việc của mình mà còn phải thể hiện tốt vai trò của cá nhân ở trong một tập thể và ý thức hợp tác.

Muốn có tiền? Làm mình đáng tiền trước đã - Ảnh 2.

3. Không ngừng học tập

Chỉ có học hỏi mới có thể không ngừng tiến bộ, một người không giỏi học hỏi sẽ không thể hoàn thành một công việc thật xuất sắc. Chúng ta phải học từ sách, nhưng cũng phải học từ người khác, học từ công việc và thực hành, và học từng chút một. Chỉ có thái độ này mới khiến khả năng làm việc của bạn được cải thiện nhanh chóng.

4. Giỏi mở rộng nội dung công việc

Rất nhiều người trong công việc đều giống như cái bàn tính vậy, lãnh đạo gẩy hạt nào là đi hạt đấy, không bao giờ nghĩ xem mình nên chủ động làm gì.

Vì sao có những người làm việc 7,8 năm rồi mà vẫn chỉ là một nhân viên bình thường, trong khi có những người mới chỉ vào công ty 2,3 năm nhưng lại rất nhanh chóng được thăng chức lên làm quản lý, tự mình làm chủ một dự án, dẫn dắt bao nhiêu người?

Muốn có tiền? Làm mình đáng tiền trước đã - Ảnh 3.

Đáp án rất đơn giản, vì kiểu người thứ nhất lười biếng, không muốn nghĩ xem mình nên làm gì, hoàn thành công việc mỗi ngày như một cái máy, chỉ mong nhanh tan làm, cuối tháng nhanh đến để chóng nhận lương, không bao giờ chủ động đi mở rộng nội dung công việc của mình ra; trong khi kiểu người sau vừa hay lại ngược lại hoàn toàn, họ cầu tiến, họ chủ động, họ nhiệt huyết và họ biết nắm bắt cơ hội.

Thế gian này không tồn tại nhân tài tuyệt đối, nhân tài chẳng qua cũng là trưởng thành nhờ không ngừng học hỏi từ thực tiễn mà thôi!

Bài mới
Đọc nhiều