+
Aa
-
like
comment

Một trò ma lanh của phường “giá áo túi cơm”!

sông trà - 24/12/2020 12:14

Việc gắn mác Việt Nam thao túng tiền tệ là một việc làm mang tính chủ quan, đơn phương từ phía Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Và chuyện các nhà “Dân chủ” đu theo để công kích cũng chỉ là việc cần phải làm của phường “giá áo túi cơm” mà thôi.

Các thế lực thù địch lợi dụng việc Việt Nam bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ gắn mác “thao túng tiền tệ” để chống phá

Ai mới là “ma lanh”

Gần đây, một số báo đài hải ngoại, đặc biệt là trên mạng xã hội facebook của một số nhà “Dân chủ” cũng như tổ chức phản động Việt Tân đã đăng bài công kích về những thành quả của Việt Nam trong nỗ lực gìn giữ an ninh tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng lại bị Bộ Tài chính Mỹ gắn mác là một trong 10 quốc gia “thao túng tiền tệ”.

Tại báo cáo tháng 12/2020, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa vào danh sách giám sát gồm 10 nền kinh tế: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Ấn Độ.

Theo Reuters, để bị Mỹ gán nhãn là thao túng, các quốc gia ít nhất phải có: Thặng dư thương mại song phương với Mỹ hơn 20 tỉ USD, can thiệp thị trường ngoại hối vượt quá 2% GDP và thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu vượt quá 2% GDP.

Bộ Tài chính Mỹ nói rằng, trong khoảng thời gian tính tới tháng 6/2020, Thụy Sĩ và Việt Nam đã can thiệp mạnh vào thị trường tiền tệ nhằm điều chỉnh hiệu quả cán cân thanh toán. Thêm vào đó, trong báo cáo thao túng tiền tệ định kỳ 6 tháng, Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc Việt Nam đã hành động để đạt được “lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế”.

Vịn theo công bố của Bộ Tài chính Mỹ, cây bút “dân chủ” mang tên Đỗ Ngà đã có bài viết “Trò ma lanh và bài học cho Cộng sản Việt Nam”. Tất nhiên, nội dung  bài viết tiếp tục sặc mùi phản động khi cây bút tỏ ra hiểu biết về lĩnh vực an ninh tiền tệ và công kích Việt Nam với thái độ hả hê.

Dẫn theo bài viết, ngày 9/2/2020 tôi (chỉ Đỗ Ngà) có viết bài “Liệu Cộng sản nó né được đòn trực phạt của Mỹ không?” thì tôi đã phân tích, tới thời điểm đó Việt Nam dính hết 3 tiêu chuẩn để dán mác thao túng tiền tệ của Mỹ. Đến ngày 17/9/2020 tôi có viết bài “Ma lanh” nói về trò lách luật của Cộng sản nhằm qua mặt Mỹ. Tuy nhiên ngày 16/12/2020 Mỹ đã chính thức dán mác thao túng tiền tệ lên trán anh Cộng sản Việt Nam. Vậy là trò ma lanh đã thất bại.

Cụ thể, “cây bút” này phân tích: Có một thực tế là, năm nay Cộng sản mua rất nhiều ngoại tệ để dự trữ, nhưng tại sao đồng đô la không hề tăng giá mạnh mà vẫn giữ quanh quẩn hơn 23 ngàn đồng/đô vậy? Phải có lý do chứ? Thực tế là, Cộng sản Việt Nam đã cho bịt kín đầu ra đối với các loại ngoại tệ, trong đó có đô la.

Ở Mỹ, ÚC, Canada bạn gởi đô la lẻ về Việt Nam rất dễ, chỉ cần có số tài khoản người nhận và mã SWIFT của ngân hàng nhận là chuyển rất đơn giản, hay chuyển về Việt Nam qua ngả Western Union, Money Gram cũng rất dễ. Thế nhưng để chuyển ngoại tệ đi, bạn phải vượt qua hàng rào thủ tục rất khó nên hầu hết con đường chuyển ngoại tệ lẻ đi nước ngoài bị chặn lại.

Hành động này của chính quyền Cộng sản chẳng khác nào anh đóng cửa thoát của đồng ngoại tệ để nó luẩn quẩn trong thị trường quốc nội và từ từ anh bung tiền đồng ra hốt nó vào. Việc làm này nó cho thấy, Cộng sản đã can thiệp bất bình đẳng vào thị trường ngoại hối. Anh cho “đô” vào và chặn “đô” ra, làm sao gọi là công bằng được? Tuy nhiên, việc này không có trong tiêu chuẩn của Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ đánh giá quốc gia thao túng tiền tệ, nhưng thực chất nó vẫn là hành động thao túng.

Tuy nhiên, cần phải nhớ, thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt các yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. Và nhiều nhà kinh tế Việt Nam đã phản bác lại quyết định của Bộ Tài chính Mỹ, đó là chưa kể sự ghi nhận của Ngân hàng Thế giới đối với sự ổn định trong “tâm dịch” của Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, việc gắn mác Việt Nam thao túng tiền tệ là một việc làm mang tính chủ quan, đơn phương từ phía Bộ Tài chính Mỹ. Việc này chưa nhìn nhận đa chiều và chưa xét đến đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam cũng như những khuyến cáo của các tổ chức quốc tế đối với Việt Nam. Việt Nam với nền kinh tế đang phát triển nhanh, độ mở cao, cần thiết phải có các công cụ (phù hợp thông lệ quốc tế) cho phát triển kinh tế bền vững, an toàn, có khả năng chống chịu với những cú sốc từ bên ngoài.

Một câu hỏi đặt ra, vì sao các nhà “dân chủ” lại kích động, cố tính xuyên tạc những chính sách, chủ trương của Việt Nam trong nỗ lực bình ổn thị trường tài chính, nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô?

Mục đích của chúng là gì? Câu trả lời không khó, vì đây là bọn khóc mướn để kiếm tiền. Hay nói thẳng ra đây là một trong những trò ma lanh của phường “giá áo túi cơm” mà thôi.

Việt Nam giữ tâm thế hiên ngang giữa “thiên tai dịch họa”

Tiếp tục với câu chuyện Việt Nam bị gắn mác “thao túng tiền tệ”. Phía Ngân hàng Nhà nước khẳng định, việc điều hành tỷ giá những năm qua – trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng. “Việc Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ can thiệp thời gian qua nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời củng cố dự trữ ngoại hối Nhà nước vốn ở mức thấp so với các nước trong khu vực để tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia” – Ngân hàng Nhà nước khẳng định.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã lên tiếng khi khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ kinh tế thương mại với Mỹ, thực hiện nghiêm túc các cam kết thương mại cấp cao, thỏa thuận thương mại giữa hai nước cũng như các cam kết thương mại đa phương khác.

“Việt Nam cũng duy trì đối thoại và tham vấn trên tinh thần xây dựng với Mỹ để xử lý các vấn đề vướng mắc trong quan hệ kinh tế, thương mại song phương theo hướng bền vững và hài hòa lợi ích của cả hai bên… Khi có bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong quan hệ hai nước, chúng tôi đều có trao đổi, tiếp xúc với phía Mỹ trên tinh thần thẳng thắn và cởi mở nhằm tháo gỡ các vấn đề này. Chúng tôi luôn mong muốn quan hệ hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ và phù hợp với lợi ích của hai bên” – Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Để khách quan hơn, người viết xin dẫn một số liệu Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF): “Nhờ kiểm soát chặt chẽ đại dịch, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định với dự báo do IMF đưa ra là tăng 1,6% trong năm nay và tăng 6,7% trong năm 2021”.

Hôm 21/12, Ngân hàng Thế giới  công bố báo cáo “Điểm lại tình hình kinh tế của Việt Nam” với dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của Việt Nam ước đạt 2,8%, trong khi hinh tế thế giới dự kiến suy giảm 4% do phải chịu tác động của dịch Covid-19.

Ngân hàng Thế giới cho rằng có được kết quả này là nhờ khả năng chống chịu của cả khu vực trong nước và xuất khẩu. Không những Việt Nam kiềm chế được đại dịch bằng những biện pháp sớm, quyết liệt và sáng tạo, Chính phủ còn sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ để tháo gỡ khó khăn cho khu vực tư nhân và thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế. Ví dụ như chi tiêu công bắt đầu tăng trở lại sau 3 năm thắt chặt tài khóa, giải ngân đầu tư công cũng tăng 40% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, tờ The New York Times từng có bài báo với tựa đề: Việt Nam có phải là “kỳ tích châu Á” tiếp theo? Theo đó bài báo có đoạn viết: “Ấn tượng hơn nữa, sự tăng trưởng của nó được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại kỷ lục, bất chấp sự sụp đổ trong thương mại toàn cầu”.

Nói ra những điều trên để chúng ta tường tận vấn đề rằng, chưa bao giờ Việt Nam có chủ trương phá giá đồng tiền để tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu, mà việc xuất siêu sang Mỹ bản chất do cơ cấu thương mại.

Có thể thấy, năm 2020, toàn thế giới cũng như Việt Nam phải gồng mình đối phó với dịch Covid-19. Cùng với đó, thiên tai, lũ lụt tiếp tục trở thành hiểm họa ở nhiều vùng trên cả nước. Khi “thiên tai dịch họa” ập đến, tinh thần cố kết dân tộc lại được thổi bùng lên mạnh mẽ.

Ấy thế mà, đâu đó trên các trang mạng xã hội, báo đài hải ngoại, các thế lực thù địch vẫn có những tư tưởng lợi dụng mọi tình hình tên từng ngõ ngách của vấn đề cuộc sống – xã hội để xuyên tạc, kích động nhằm chống phá, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ và hạ thấp vai trò, uy tín của chính quyền các cấp.

Và thực tiễn đã chứng minh, trong gian khó, hoạn nạn, ý chí và bản lĩnh Việt Nam tiếp tục được tôi rèn. Đấy là cơ sở để bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động, thù địch lợp dụng nỗi đau của người dân và sự tàn phá khốc liệt của “thiên tai dịch họa”.

Sông Trà

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều