+
Aa
-
like
comment

Lời than thở ích kỷ của cô gái F1 bị cách ly

Thu An - 01/08/2020 20:55

Trong khi cả hệ thống chính trị và người dân đang gồng mình chống dịch thì vẫn còn những con người ích kỷ như một cô gái ở Đà Nẵng. Cô gái này bị cách ly do có tiếp xúc với một ca bệnh người Mỹ nhiễm virus Corona. Sau những ngày bị cách ly, cô gái này lên mạng than thở, “cơm khô như đá, cơm nhão như cháp”, “ngủ trên cái giường gỗ còn chưa chắc có tấm chiếu mà lót”. Thậm chí, cô gái này còn gây phẫn nộ rất lớn khi cho rằng: “Vì cộng động mà phải chịu khổ”.

Mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh của một facebook có tên “Hanah Kieu” về những lời than thở đầy ích kỷ khi bị cách ly. Cụ thể facebook này chia sẻ rằng:

Ờ thì vì cộng đồng mà mình đi cách ly, mà là vì F1 cần tuân thủ quy tắc để đi cách ly.

Thay vì ở nhà điều hòa lên đây queo queo cây quạt.

Thay vì được ăn uống món mình thích thì phải ăn bữa cơm khô như đá, bữa thì nhão như cháp.

Thay vì giường ấm nệm êm thì ngủ trên cái giường gỗ còn chưa chắc có cái chiếu mà lót.

Thay vì được cách ly một mình thì phải ở chung với mấy bạn khác trong căn phòng chưa đầy 30m.

Thay vì cái nhà vệ sinh sạch sẽ ở nhà lại phải xài chung với các bạn khác.

Thay vì được hít thở bầu không khí trong lành thì lại phải hít phải khí chưa chắc đã an toàn.

Thay vì tâm thế vô tư ở nhà thì lại phải luôn lo sợ có thể mình lây virus cho người khác hoặc người khác lây cho mình.

Thay vì thấy người khác đua nhau đi xét nghiệm thì ở đây chờ mãi không biết khi nào đến lượt.

Thay vì được ngủ thỏa mái thì ở đây phải mang 2,3 lớp mặt nạ khi ngủ, đặc biệt các bạn trong phòng liên tục ho, sốt….”

Sau cùng bạn ấy chốt một câu rất cao thượng “Vì cộng đồng mà chịu khổ”. Và vẫn không quên hỏi xoáy một câu “Cứ như vậy, thì ai sẽ muốn vì cộng đồng mà vào đây? Hay là lý do khiến người khác phải trốn cách ly”.

Trong khi cô gái này còn bận than thở về điều kiện sống thì đã có những chiến sĩ phải nếm rét, nằm sương ngoài biên giới đã 3 tháng chưa được trở về nhà; Đã có những y bác sĩ phải đóng bỉm để không mất thời gian về nhu cầu cá nhân đối với những lớp bảo vệ dày dặn; Đã có những đồng chí căng mình giữa cái nắng bức gần 40 độ hay cơn mưa tầm tã của cơn bão số 2 để đảm bảo an toàn cách ly…Nhiều lắm những sự hy sinh, những đóng góp thầm lặng mà không thể kể hết được.

Hình ảnh đáng thương, mệt mỏi sau ca trực của một y tá

Đúng là trên đời, có người này và người kia. Có những người không quản ngại lao ra tuyến đầu chống dịch nhưng cũng có những người luôn kêu gào bình đẳng, đòi hỏi, luôn chê bai. Có những người sẵn sàng hi sinh lợi ích bản thân vì người khác, nhưng cũng có những người luôn nghĩ rằng họ thiệt hòi, xã hội gây khó dễ với họ. Có những người yêu nước, mong muốn về nước đến mòn mỏi, có những người khi về nước rồi, lại chửi bới và châm biếm Tổ Quốc. Như mới đây, cũng có một bạn du học sinh thượng đẳng được trở về từ Anh trong tâm dịch cũng có những lời nhục mạ, trách móc Tổ quốc.

Bạn ấy kể rằng, bạn ấy phải chịu cái thời tiết nóng “gần chết” khi nhiệt độ ngoài trời tại sân bay lúc ấy là 23 độ. Ngoài ra, bạn ấy phải mặc đồ bảo hộ, găng tay cao su rất bất tiện trong khi bản thân bạn ấy không bị bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính. Khi những người khác cùng chuyến bay không có ý kiến hay thắc mắc gì, bạn ấy cho biết, khi đi học ở các nước tiên tiến phát triển, họ dạy rằng mỗi người phải có chính kiến và được thẳng thắn bày tỏ.

Với cái “thẳng thắn” đó, bạn ấy nói rằng xã hội Việt Nam tham nhũng, mục rỗng. Bạn ấy đặt ra câu hỏi rằng: Tại sao không thể trích một phần thuế dân đen cực nhọc đóng hàng tháng để hỗ trợ bạn ấy về? Mình thực sự phẫn nộ vì bạn ấy nói những đồng bào trong nước là “dân đen” – một từ mang đầy hàm ý khinh miệt như vậy.

Tại sao nói là không một ai bị bỏ lại mà lại thu tiền. Hay là tham nhũng hết rồi”

“Tại sao lại bắt những người âm tính phải cách ly, ở Anh Quốc, người ta chỉ cách ly những người dương tính thôi mà”.

“Tại sao không có tai nghe để coi phim? Tại sao xuất phát trễ giờ, tại sao khi xuống Vân Đồn phải ngồi đợi cả giờ đồng hồ?”

Sau tất cả, bạn du học từ Anh trở về kết luận: “Vẫn thấy đến giờ quyết định về Việt Nam là sai lầm”.

Trong bối cảnh, cả nước đang căng mình chống dịch, mỗi người đều vì trách nhiệm cộng đồng mà cố gắng nỗ lực, thế nhưng lại xuất hiện những trường hợp ích kỷ đến lạ kì như vậy! Có lẽ Việt Nam không phải là nơi an toàn để bao bọc cho các bạn, vì vậy hãy đến nơi nào để các bạn cảm thấy thỏa mái nhất, đừng làm phiền công cuộc chống dịch của chúng tôi.

Thu An

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều