+
Aa
-
like
comment

Lời hứa và trách nhiệm của Bộ trưởng trước Quốc hội, cử tri

08/11/2019 15:45

Hôm nay (07/11), Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV có nội dung được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, đó là: chất vấn và trả lời chất vấn (CV&TLCV). Đánh giá cao phần trả lời chất vấn của các Bộ trưởng, song nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, các Bộ trưởng cần phải đưa ra cụ thể lộ trình giải quyết các vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm, đồng thời cam kết trách nhiệm của mình về lời hứa trước Quốc hội, cử tri cả nước.

Bộ trưởng bộ Nội vụ hứa bỏ “hàng rào” bằng cấp đối với công chức, viên chức

Theo thông báo, Quốc hội đã lựa chọn bốn nhóm vấn đề để đưa ra CV&TLCV là Nội vụ; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tin và Truyền thông. Ngoài các Bộ trưởng, trưởng ngành phụ trách bốn nhóm nội dung trên, sẽ có thêm lãnh đạo các Bộ, ngành và Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực cùng tham gia trả lời. Phương thức chất vấn giữ nguyên như tại kỳ họp trước với tinh thần “hỏi nhanh đáp gọn”.

Đại biểu sẽ có 1 phút để nêu CV, đi thẳng vào vấn đề. Thời lượng cho mỗi câu trả lời là 3 phút. Sau khi có từ 3 – 4 đại biểu đặt câu hỏi thì Chủ tọa điều hành phiên CV sẽ yêu cầu Bộ trưởng trả lời. Các nội dung CV&TLCV được phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi, giám sát. Theo thông lệ của kỳ họp cuối năm, vào cuối phiên CV, Thủ tướng Chính phủ sẽ đăng đàn trả lời những nội dung mà các đại biểu CV.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ - ông Lê Vĩnh Tân tham gia trả lời chất vấn trước Quốc hội
Bộ trưởng Bộ Nội vụ – ông Lê Vĩnh Tân tham gia trả lời chất vấn trước Quốc hội

 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ – ông Lê Vĩnh Tân là thành viên Chính phủ tiếp tục trả lời chất vấn tại Quốc hội về việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; sắp xếp cán bộ, công chức sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã.

Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, bồi dưỡng, đào tạo, thi nâng ngạch, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và viên chức. Công tác đánh giá, xử lý vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

“Tôi nghĩ hai mươi mấy năm rồi thì phải sửa chứ. Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm này. Một quyết định mà 20 năm không sửa, để thủ tục rườm rà. Chúng tôi cam kết sẽ sửa vào năm 2020 sau khi Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức được sửa đổi.

Thực hiện quy trình bổ nhiệm, thăng hạng, xét nâng ngạch… đúng theo quy định của Đảng, không thêm bất cứ một hồ sơ nào”, Bộ trưởng nói.

Người đứng đầu ngành Nội vụ cũng cho rằng có nhiều cách kiểm soát chất lượng công chức, viên chức. Tin học, ngoại ngữ bây giờ phải thi trên máy tính, bài làm sát hạch bằng tiếng Anh, không cần phải có văn bằng. Phương pháp này có thể thực hiện để bớt đi thủ tục hành chính.

Trong Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19 đã nói rất rõ về tiêu chuẩn văn bằng của ngoại ngữ là phù hợp với từng vị trí việc làm.

Như vậy là chúng ta quy định về tuyển dụng công chức bằng ngoại ngữ là như nhau, còn ở từng vị trí phải có chứng chỉ văn bằng bằng cấp khác nhau, chúng tôi phải sửa cái này.

Đặc biệt thực hiện chủ trương của Nghị quyết 26 là phải có tỉ lệ nhất định làm việc trong môi trường quốc tế, nên từ cấp vụ trở lên phải đủ điều kiện giao tiếp bằng ngoại ngữ.

“Tới đây sẽ quy định cụ thể, ví dụ cán bộ từ cấp vụ trở lên thì phải đảm bảo trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc với quốc tế. Anh đi làm việc, hội thảo thì phải nghe và nói được tiếng nước ngoài”, ông Tân cho biết.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cam kết trước Quốc hội: “Xin hứa với Quốc hội, sau khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ban hành thì chúng tôi sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức mà đi vào thực chất”.

Sau “trả lời và những lời hứa” chính là hành động của các Bộ Trưởng

Đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành chất vấn lại những vấn đề đã chất vấn hoặc giám sát các chuyên đề nên cử tri rất quan tâm những lời hứa qua các phiên chất vấn từ đầu kỳ họp đến giờ các bộ trưởng đã thực hiện ra sao. Qua phiên chất vấn vừa rồi, có một số bộ trưởng cũng quyết liệt và mong muốn thực hiện các lời hứa của mình.

Đây cũng là lần đầu tiên hoạt động chất vấn được tiến hành không theo nhóm bộ, ngành mà tất cả các thành viên Chính phủ đều phải sẵn sàng trả lời. Nội dung chất vấn tại kỳ họp cũng có phạm vi rộng, liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở hầu hết các lĩnh vực của cả khối hành pháp và tư pháp.

Phiên chất vấn ghi nhận tổng cộng 135 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặt câu hỏi chất vấn dưới hình thức “hỏi nhanh, đáp gọn”, và có tới 77 lượt đại biểu tranh luận, cho thấy tinh thần trách nhiệm rất cao của các ĐBQH đối với những vấn đề cử tri quan tâm.

Trong không khí dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm, phiên chất vấn diễn ra không chỉ có sự trao đổi, tranh luận giữa ĐB với người được chất vấn, mà còn chứng kiến sự tranh luận sôi nổi giữa các ĐB với nhau để giúp cử tri có cái nhìn khách quan, đa chiều hơn về vấn đề mình quan tâm; đồng thời thể hiện rõ ý chí, nguyện vọng người dân, ĐBQH và các thành viên Chính phủ.

Bao giờ cũng vậy, CV được trông chờ vì cử tri biết điều họ gửi gắm qua đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và trình độ ĐBQH (kể cả người điều hành thảo luận) mà họ bầu lên thể hiện qua CV như thế nào?

Các “tư lệnh ngành” trả lời và quan trọng biết cách giải quyết các vấn đề nóng bỏng mà cử tri quan tâm ra sao? CV&TLCV thể hiện sự đổi mới trong hoạt động của từng kỳ họp QH, kỳ họp này chất lượng có cao hơn kỳ họp trước; thậm chí cử tri biết được những “lời hứa” trong các kỳ họp trước đã được giải quyết hay chưa?

So với kỳ họp thứ 7, kỳ họp này đã tăng thêm nửa ngày dành cho CV&TLCV. Chắc chắn cả người CV&TLCV sẽ thoát ra được khỏi “tư duy vòng vo”, đáp ứng mong đợi của cử tri. Những kỳ họp trước kỳ họp này, cử tri đánh giá các bộ trưởng trả lời “đạt yêu cầu”, giải đáp được những vấn đề và câu hỏi.

Quan trọng hơn sau “trả lời” chính là hành động. Kỳ họp này cũng vậy, cử tri chờ ở các Bộ trưởng trả lời đúng và trúng và có lộ trình thực hiện lời hứa của mình trước ĐBQH và cử tri trong thời gian ngắn nhất. Những gì thực hiện ngay thì nên thực hiện, cái gì dài hạn thì thực hiện ngay sau đó, chứ không phải sang kỳ họp đầu năm sau lại được nhắc lại.

Đây là đánh giá của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) về phiên chất vấn và trả lời chất vấn các Bộ trưởng, trưởng ngành chiều 15/8. ĐBQH Nguyễn Quang Tuấn bày tỏ: “Tôi hài lòng vì các ĐBQH đã đặt ra những câu hỏi mà cử tri quan tâm. Đặc biệt là những vấn đề đang gây bức xúc trong xã hội. Bên cạnh đó, khá nhiều đại biểu đã theo dõi rất là chặt những lời hứa của bộ trưởng, trưởng ngành”.

Có thể khẳng định, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 đã thành công tốt đẹp. Như lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khi phát biểu kết luận về Phiên chất vấn và trả lời chất vấn: “Có thể coi đây là cuộc sơ kết đánh giá giữa nhiệm kỳ đối với việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn, thể hiện thái độ trách nhiệm của Quốc hội trong việc giám sát đến cùng đối với những quyết định của Quốc hội về những vấn đề quan trọng của đất nước, những vấn đề cử tri và nhân dân quan tâm”.

Điều quan trọng, là trong thời gian tới, các thành viên Chính phủ cần tiếp tục nỗ lực, trách nhiệm, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực mình quản lý, quyết tâm thực hiện đến cùng các lời hứa trước cử tri, thực hiện hiệu quả yêu cầu của Quốc hội, có như vậy mới đáp ứng được nguyện vọng của cử tri cả nư

Phạm Minh Hà

Bài mới
Đọc nhiều