+
Aa
-
like
comment

Làm thêm giờ có phải là “sự tiến bộ xã hội” khi không đủ “thời gian để sống”?

24/10/2019 16:27

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, Quốc hội phải làm chính sách để công nhân “có thu nhập đủ sống và có thời gian chăm sóc bản thân, gia đình”. Bà nghẹn ngào đặt câu hỏi khi tranh luận về quan điểm duy trì giờ làm bình thường và tăng giờ làm thêm.
Sáng 23-10, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) bấm nút tranh luận với đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) về quan điểm tăng giờ làm thêm. Bà Tâm đã không kìm được nước mắt khi phát biểu. Bà Tâm và ông Lộc tranh luận về việc có nên mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa. Đại biểu Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), đồng tình tăng lên tối đa 400 giờ/năm so với quy định hiện hành 300 giờ.

quyetam12334
Phần tranh luận kịch liệt về giảm giờ làm giữa đại biểu quốc hội

Ông Lộc cho rằng đây là khung giờ để người lao động và người sử dụng lao động tự nguyện thỏa thuận. Người lao động có quyền đồng ý hoặc không đồng ý làm thêm, và chỉ giới hạn trong một số ngành nghề đặc thù, thời vụ cao điểm.
Ông Lộc chỉ ra khung giờ làm thêm tối đa của nước ta hiện thấp hơn so với nhiều quốc gia cạnh trạnh về lao động như Bangladesh 408 giờ, Trung Quốc 432 giờ, Hàn Quốc 624 giờ, Indonesia 728 giờ…

Thời gian làm thêm hiện hành cũng không phù hợp với những ngành nghề đặc thù. Ví dụ nuôi thủy sản, nguồn cung ứng nguyên liệu chỉ 3-5 tháng, đây là khoảng thời gian các doanh nghiệp cần người lao động làm thêm giờ để thu mua hết sản phẩm của nông dân. Không nới rộng giờ làm thêm sẽ ảnh hưởng hàng chục triệu người nông dân, doanh nghiệp và người lao động tại các vùng. Tình cảnh tương tự tại các ngành dệt may, da dày, túi xách…

Bấm nút tranh luận, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đặt câu hỏi: “Không biết anh Lộc lấy cơ sở nào để nói việc mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa là hợp lý, nhân văn và tự nguyện? Trong khi tôi nghe từ những người làm công tác công đoàn cho biết người lao động không muốn làm thêm giờ”.

Bà Tâm chia sẻ: Thực tế người lao động không muốn làm thêm nhưng buộc phải làm thêm do tiền lương làm chính không đủ để trang trải cuộc sống tối thiểu. Đời sống nhiều người lao động còn khó khăn, chật vật. “Chúng ta hãy nhìn dáng vẻ, tâm thế người công nhân, đời sống thực tế của họ. Chúng ta hãy nhìn những đứa trẻ con của công nhân phải gửi con về quê cho ông bà ở quê chăm sóc, có cha mẹ nào nỡ lòng xa con. Có những người già phải chăm cháu để con đi xa làm ăn.
Chúng ta phải trân trọng những người như thế. Họ không cam chịu, không muốn trở thành gánh nặng nên họ phải đi tìm việc làm. Nói rằng họ tự nguyện để làm quần quật cả ngày thì tôi cho rằng phải tranh luận”, bà Tâm nghẹn ngào.

Bà Tâm cho rằng vai trò của Quốc hội là phải làm chính sách để người lao động được trả lương đủ để trang trải cuộc sống, để họ có thời gian để học tập, nâng cao tay nghề, giải trí, chăm sóc gia đình và nghỉ ngơi – những quyền con người được quy định trong hiến pháp. “Hãy nghĩ đến trách nhiệm của người sử dụng lao động, không chỉ trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn tình người với người lao động nữa. Nhân văn là bảo vệ quyền con người được Hiến định, nhân văn là tình người trong sử dụng lao động”, bà cho rằng, sức cạnh tranh của nền kinh tế không chỉ và không nên dựa vào chủ yếu sức lao động mà còn là năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, điều kiện làm việc và sự tiến bộ xã hội.

Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) lấy ý kiến, dự kiến mở rộng khung thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động (NLĐ) về thời gian làm thêm lên tối đa 400 giờ/năm thay vì 300 giờ/năm theo quy định hiện hành.

Trước lúc đi xa, trong Di chúc để lại, Bác Hồ đã đau đáu một ý nguyện “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là đày tớ thật trung thành của nhân dân”.

Không chỉ để lại ý nguyện đó, Bác còn để lại một tấm gương cụ thể về một con người vừa là lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân, đó chính là Bác. Các văn kiện của Đảng và nhà nước đã bao lần nhấn mạnh về vị trí trung tâm của con người, về tầm quan trọng của cán bộ trong mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Dự thảo phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030 của Tiểu ban Kinh tế – xã hội và cho biết chúng ta đặt mục tiêu làm sao đến năm 2030, phải tạo cơ hội để Việt Nam đạt 8.000 đến 9.000 USD/đầu người. Nhưng để đạt mục tiêu này phải ứng dụng công nghệ, tăng năng suất lao động, nếu tận dụng sức lao động bằng cách tăng giờ làm thêm thì đi ngược lại xu thế.

Ông Thanh ủng hộ giữ nguyên phương án 300 giờ nhưng không “bác” ý kiến của Chính phủ mà vẫn trình ra Quốc hội cả 2 phương án để Quốc hội cho ý kiến.
Thực ra, vấn đề tăng thời giờ làm thêm tối đa không phải đến nay mới được đề xuất, mà trong mỗi lần sửa đổi Bộ luật Lao động, từ trước đến này, đề xuất trên đều bị “bác”. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh:
“Lịch sử lao động cho thấy, cả thế giới đều đang đấu tranh để tăng lương giảm giờ làm, còn người sử dụng lao động luôn muốn tăng năng suất còn trả lương hợp lý. Giai cấp công nhân là nòng cốt của Đảng, do đó phải để họ phát triển để tạo nền tảng, nhất là thực tế người lao động hiện nay luôn ở thế yếu”

Năm 2017, Thủ tướng tiếp tục dự hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Tuyên Quang. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn nhấn mạnh: “Đừng để mức lương quá thấp. Ví dụ có doanh nghiệp trả 2 triệu đồng đến 2 triệu rưỡi 1 tháng thì công nhân làm sao sống được trong bối cảnh thị trường hiện nay”.

Xu hướng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của loài người trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, đảm bảo tăng năng suất lao động, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhưng duy trì được sức khỏe, khả năng tái tạo sức lao động cũng như có thời gian chăm sóc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội của người lao động.

Với quy định thời giờ làm việc bình thường của người lao động là 48 giờ/tuần, hiện nay, số giờ làm việc của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Trong lúc đó, từ năm 1999, Việt Nam đã thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần trong các cơ quan Nhà nước (Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ).
Đến nay, sau 20 năm, điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng quy định thời giờ làm việc 40 giờ/tuần vẫn chỉ được thực hiện đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
Trong nhiều năm, quy định này đã tạo ra khoảng cách và sự phân biệt khá lớn giữa người làm công ăn lương trong khu vực Nhà nước và người lao động khu vực ngoài Nhà nước, tạo ra sự bất bình đẳng trong lực lượng lao động.

Những giờ làm việc kéo dài sẽ giảm chất lượng cuộc sống của bản thân người lao động, do mâu thuẫn giữa thời gian dành cho gia đình, thời gian dành cho nhiệm vụ và các nhu cầu khác ngoài công việc, thật khó để có thể sắp xếp một cuộc sống trọn vẹn trong khi quỹ thời gian dành cho công việc quá nhiều.
Với bối cảnh hiện nay, việc làm thêm giờ của công nhân là một nhu cầu thực tế cần chấp nhận. Song cần cân đối hài hòa để người lao động có thể đảm bảo cuộc sống bằng thu nhập của chính mình, vừa có thời gian cho những nhu cầu cũng như những nhiệm vụ khác, làm sao để họ có cuộc sống thực sự để “sống”.

Đinh Lực

Bài mới
Đọc nhiều