+
Aa
-
like
comment

Lạm phát của Anh chạm đỉnh trong 41 năm qua

Tuệ Ngô - 21/11/2022 14:49

Mới đây, Vương quốc Anh vừa công bố con số lạm phát của tháng, trong đó mức lạm phát tháng 10 của Anh tăng đáng kể so với mức 10,1% của tháng 9 và là mức cao nhất kể từ tháng 10/1981, vượt quá dự đoán do giá lương thực, vận tải và năng lượng tiếp tục siết chặt các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Làn sóng đình công, biểu tình đang diễn ra rầm rộ trên toàn nước Anh

Theo con số này vừa được Văn phòng Thống kế Quốc gia Anh (ONS) công bố, lạm phát của Anh đã tăng lên mức cao nhất trong 41 năm. Con số tháng 10 vượt qua kỳ vọng của thị trường là 10,7% và cao hơn mức cao nhất dự báo của Ngân hàng Trung ương Anh. Đây là tin xấu mới nhất cho một nền kinh tế đang trượt vào suy thoái.

Chi phí sinh hoạt tăng mạnh là do giá điện và khí đốt tăng cao, bất chấp chính sách bảo đảm giá năng lượng của chính phủ, giới hạn hóa đơn năng lượng ở mức 2.500 bảng Anh (2.970 đô la) cho một hộ gia đình điển hình. Lạm phát giá lương thực đã tăng lên 16,4%.

Nhà kinh tế trưởng của ONS Grant Fitzner cho biết trong một tuyên bố: “Trong năm qua, giá gas đã tăng gần 130% trong khi giá điện tăng khoảng 66%.”

Biểu tình rầm rộ ở Anh vì chi phí sinh hoạt tăng cao

Anh chìm trong suy thoái

Theo Ngân hàng Trung ương Anh , nước này đang phải đối mặt với cuộc suy thoái dài nhất trong lịch sử , trong khi chính phủ và ngân hàng trung ương đang cố gắng phối hợp thắt chặt chính sách tài chính và tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

Theo ONS, giá hàng hóa và dịch vụ được mua hoặc tiêu thụ bởi các hộ gia đình ở Anh đã tăng 2% từ tháng 9 đến tháng 10. Điều này có nghĩa tốc độ tăng giá chỉ trong 1 tháng bằng cả 7 tháng đầu năm 2021.

Ngân hàng đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào đầu tháng này, mức tăng lớn nhất trong 33 năm, để đưa Lãi suất Ngân hàng lên 3%, nhưng thách thức việc định giá của thị trường đối với các đợt tăng lãi suất trong tương lai.

Thay đổi hàng năm trong Chỉ số giá tiêu dùng của Anh

Nhưng các động thái này đã gây thêm áp lực tài chính đối với các chủ sở hữu nhà vốn đã lo lắng về chi phí gia tăng, bởi vì chúng giữ lãi suất thế chấp ở mức cao và sẽ có tác dụng hạ nhiệt nền kinh tế vốn đã chậm lại. Chi phí nhà ở và dịch vụ hộ gia đình trong tháng 10 đã tăng hơn 26% so với một năm trước đó.

Tại các quốc gia châu Âu khác, lạm phát cũng đang tăng nhanh. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tại Đức đã tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Ngược lại, ở Mỹ, lạm phát đã “hạ nhiệt” còn 7,7% trong tháng 10, giảm từ mức 8,2% tháng trước đó.

Đình công lan rộng

Chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao, buộc các hộ gia đình phải siết chặt chi tiêu đang dẫn đến những làn sóng kêu gọi đình công trên khắp nước Anh.

Biểu tình rầm rộ ở Anh vì chi phí sinh hoạt tăng cao

Tính đến nay, nhóm biểu tình phản đối dầu – Just Stop Oil – đã diễn ra nhiều ngày liền, làm tắc nghẽn giao thông trên tuyến đường vành đai London.

Nghiêm trọng hơn, các thành viên của công đoàn RMT (Liên minh Công nhân Đường sắt, Hàng hải và Vận tải Quốc gia) đã bỏ phiếu tiếp tục thực hiện hành động công nghiệp trong tranh chấp kéo dài của họ về tiền lương, công việc và điều kiện. RMT cho biết tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trung bình giữa các thành viên của họ trong Network Rail và 14 công ty điều hành tàu hỏa là 70,2% với tỷ lệ phiếu ‘đồng ý’ là hơn 91,7%.

Theo đó, khoảng 350.000 nhân viên y tế từ hơn 250 cơ sở y tế trên khắp xứ Anh, xứ Wales và Bắc Ireland đã bỏ phiếu kêu gọi đình công trong tháng 12 tới để đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc; các nhân viên bưu điện của hãng Royal Mail cũng lên kế hoạch đình công vào hai ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất trong năm.

Ngoài ra, hơn 70.000 giáo viên thuộc 150 trường đại học cũng dự kiến tổ chức đình công vào cuối tháng 11 này.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều