+
Aa
-
like
comment

Sự thật chuyện mẹ ông Vương Đình Huệ ‘bán con vì nghèo’

Hải Anh - 13/04/2021 16:22

Mới đây, xung quanh việc ông Vương Đình Huệ trúng cử chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia, nhiều phần tử đã vẽ ra các câu chuyện mang tính “thâm cung bí sử”, lồng ghép vào trong đó nhiều thông tin, nhận định về thân thế và cuộc đời của ông. Một trong số đó, là lời rêu rao “Phát hiện nạn buôn người dưới chế độ XHCN” của đối tượng Thach Vu.

Luận điệu bôi nhọ Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ của Thach Vu.
Luận điệu bôi nhọ Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ của Thach Vu.

Ngày 13/4, trong bài viết có tiêu đề “Phát hiện động trời, nạn buôn người dưới chế độ XHCN ta”, Thach Vu đồn thổi câu chuyện “thuyết âm mưu” lố bịch về tuổi thơ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Theo đó, y cho rằng: “Nhờ câu chuyện tuổi thơ thật thương tâm của đ/c Vương Đình Huệ trên khắp báo đài nhà nước trong tuần qua, chúng ta mới biết dưới chế độ XHCN ưu việt, dưới bóng cờ Đảng quang vinh, vẫn có tệ nạn BUÔN NGƯỜI như dưới thời Pháp thuộc!”, “Đc Vương Đình Huệ sinh năm 1957 tại Nghệ An. Lúc đó Đảng và nhà nước đã xoá sạch giai cấp tư bản và địa chủ từ lâu trên toàn miền Bắc. Xã hội cũng không có kinh tế tư nhân mà chỉ có kinh tế quốc doanh. Do đó, không có cách gì để có dân giàu. Mọi người dân đói như nhau. Chỉ nhà cán bộ cao cấp mới giàu và giàu đủ để MUA TRẺ EM”. Và chúng kết luận rằng “Dĩ nhiên đc Vương Đình Huệ không phải là trường hợp buôn người duy nhất”.

Thực tế, sau khi ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội, nhiều tờ báo đã có bài viết về những ngày gian khổ của gia đình ông. Tuy nhiên, trong một số trang báo đã đăng tải những chi tiết không chính xác, trong đó có chi tiết “vì nhà nghèo quá nên mẹ ông Huệ là bà Cầm phải bán ông cho nhà giàu, sau mấy năm mới xin chuộc về”. Lợi dụng thông tin này các đối tượng chống phá đã ra sức thêu dệt rằng “chế độ XHCN có nạn buôn người”.

Nhưng khi xác thực thông tin từ các nguồn uy tín, được biết sự việc “bán con” là hoàn toàn không có thật. Được biết, năm 19 tuổi, bà Võ Thị Cầm se duyên cùng ông Vương Đình Sâm, ở cùng làng chài Xuân Lộc, hai ông bà sinh được 8 người con. Ngày đó, bà Cầm làm Đội trưởng Đội bốc xếp Hồng Lam, rồi chuyển qua làm Ban Chấp hành Phụ nữ xã. Còn ông Vương Đình Sâm, từng có thời gian công tác trong ngành công an, rồi làm bưu chính của xã Nghi Xuân. Trong một trận không kích của không quân Mỹ, ông Sâm bị thương, sau đó lâm bệnh nặng rồi qua đời, bà Cầm tần tảo nuôi 8 người con. Cậu bé Vương Đình Huệ là người con thứ tư trong gia đình ấy.

Bà Võ Thị Cầm kể về thời niên thiếu của con trai, GT. TS. Vương Đình Huệ.
Bà Võ Thị Cầm kể về thời niên thiếu của con trai, GT. TS. Vương Đình Huệ.

Theo lời kể của bà Cầm, cậu bé Huệ sinh ngày 11/7/1957. Thuở ấy, nhà bà Cầm cũng như bao gia đình khác vùng biển Cửa Hội, đều thiếu đói. Nhiều hôm nhà không còn gạo ăn, bà Cầm phải đi nhặt hạt bo bo về nấu cháo cho các con của bà ăn trừ bữa… Cũng theo bà Cầm, từ năm 6 tuổi đến khi đi học xa nhà, con trai bà đã phải quần quật làm việc nhà, từ tìm rau nấu cám cho lợn, cùng anh chị ra biển cào nghêu, bắt ốc, nhặt cá rơi… Nhà nghèo nên từ những năm học cấp 1 đến cấp 3, quanh năm chỉ có một cái áo, hôm nào lỡ gặp mưa là phải vắt phơi khô để mặc lại. Nhưng ngay từ thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng là một người thông minh và chăm chỉ. Cái khó, cái nghèo của vùng đất quê hương, đã trui rèn nên một cán bộ tận tâm và tận lực cống hiến cho đất nước; một con người cương trực và bản lĩnh, nhưng cũng rất thân thiện, cởi mở và gần gũi.

Ông Vương Đình Huệ được biết đến là một người cương nghị, bản lĩnh nhưng cũng thân thiện, cởi mở và gần gũi.
Ông Vương Đình Huệ được biết đến là một người cương nghị, bản lĩnh nhưng cũng thân thiện, cởi mở và gần gũi.

“Mượn” những sai sót của một số báo mạng, những kẻ chống phá đã tận dụng triệt để bịa đặt, xuyên tạc hình ảnh của Chủ tịch Quốc hội, gây mất lòng tin của người dân, đặt điều về cái mà chúng gọi là “buôn người” đầy lố bịch. Thế nhưng, sự thật vẫn luôn là sự thật, nghị lực và ý chí vượt qua nghịch cảnh của tân Chủ tịch Quốc hội, sẽ luôn được lịch sử ghi nhớ là nét son rất riêng của một người lãnh đạo cương trực, thẳng thắn, những cũng rất gần gũi, thân thuộc.

Hải Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

 

Bài mới
Đọc nhiều