+
Aa
-
like
comment

Kiên định mục tiêu, lý tưởng, đường lối của Đảng Cộng sản

15/07/2019 16:17

Sau khi đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu trong “Hội nghị báo cáo viên các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 7 năm 2019”, đáng chú ý là cách phân loại ba “thế lực thù địch” đã và đang nhận được sự quan tâm của dư luận, trong đó những “cây bút dân chủ rởm” cũng tranh thủ hùa vào bình luận, xuyên tạc.

Trên Đài BBC phiên bản Tiếng Việt có loạt bài xuyên tạc về vấn đề “thế lực thù địch 3” như: “Ông Võ Văn Thưởng có nhầm lẫn bạn và thù”; “Việt Nam và vấn đề Đảng Cộng sản xác định thế lực thù địch”… Ngụ ý muốn nói, chúng ta có thể thấy gì qua việc xác định kẻ thù của ông Thưởng và cũng là của Đảng? Phải chăng ở đây người ta coi bất kỳ ai chống lại chủ nghĩa xã hội đều là kẻ thù?

Các nhà “dân chủ rởm” công kích về cách phân tích “thế lực thù địch của đồng chí Võ Văn Thưởng – Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Lẽ thường tình của cái gọi là “đối lập tư tưởng chính trị”

Theo đó, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng trong phát biểu của mình có nhắc đến khái niệm thế lực thù địch và phân làm ba nhóm:

Một là: “Những người nghiên cứu lý luận thực tiễn ở các nước trong cuộc đấu tranh chính trị giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.

Hai là: “Lực lượng cực đoan người Việt ở nước ngoài kết hợp với số chống đối, bất mãn trong nước để lập các tổ chức…như Việt Tân, Việt Nam Phục Quốc…;”.

Ba là: “Lực lượng len lỏi, phức tạp không khó để nhận ra nhưng lại rất khó về đấu tranh đó là cán bộ, đảng viên, kể cả những đảng viên từng giữ chức vụ trung cao cấp trong bộ máy, hệ thống chính trị của chúng ta, suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa.”

Về phương thức, thủ đoạn chống phá của các đối tượng này, theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, là muôn hình vạn trạng, trong đó đặc biệt là sử dụng truyền thông đại chúng, sử dụng internet và truyền thông xã hội để chống phá.

“Cái kẻ chống mình, mọi thủ đoạn, mọi phương thức, thấy cái gì cũng chống. Một cái băng rôn sai chính tả, một băng rôn sai ngày tháng năm cũng thành câu chuyện để đả phá và tấn công vào đội ngũ của chúng ta. Nhưng người đấu tranh bảo vệ và phản bác lại thụ động hơn, lại phải chờ định hướng, thậm chí là chờ chế độ chính sách…” – phát biểu của ông Võ Văn Thưởng.

Thực tế, khoan hãy nói đến vấn đề thế giới, mà chỉ cần nói đến thực tại chính trị liên quan đến Việt Nam thì những luận điểm nêu trên của vị Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương là hoàn toàn chính xác. Nào là không ít cán bộ cấp cao “tự chuyển hóa” làm mất lòng tin của quàn chúng nhân dân vào Đảng. Nào là những chiêu trò lợi dụng người dân khiếu kiện để kích động, chống phá. Nào là, lợi dụng vấn đề nhân quyền tôn giáo để đả kích Đảng, Nhà nước, chế độ. Nào là “tuyển quân” để tuyên truyền, chống phá trên mặt trận tư tưởng-văn hóa, để rồi khi một số đối tượng bị bắt, bị tuyên án thì chúng “phỉnh” nhau bằng mỹ từ “tù nhân lương tâm”..v..v.

Chưa dừng lại ở đó, có lẽ việc xác định ba nhóm thế lực thù địch trên của người đứng đầu ngành Tuyên giáo đã ít nhiều đánh động đến “cái tôi” của bè lũ phản động, lưu vong, bán nước. Vì thế chúng tăng cường “chống trả” lại bằng cách đưa là những phát ngôn của những người/lãnh đạo đứng trên lập trường của giai cấp tư sản.

Rằng: “Chủ nghĩa cộng sản một chủ nghĩa có những chính sách chống lại con người” – Quốc Hội Châu Âu”; “Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát. Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp… “Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người ” – Tổng thống Mỹ, Donald Trump nói tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (27/9/2018)

Nhưng, chúng “lờ” đi việc có không ít học giả tư sản đã thừa nhận, tinh thần của Các Mác vẫn tỏa sáng và dù muốn hay không người ta vẫn phải dựa vào Các Mác mới có thể phân tích đúng chủ nghĩa tư bản đương đại. Đời sống xã hội đương đại mặc dù rất phức tạp, trải qua biết bao biến cố thăng trầm, quanh co, khúc khuỷu, vẫn không đi ngoài những quy luật phổ biến đã được Các Mác tổng kết.

Hay, Giáo sư người Anh Francis Wheen – một trong những nhà khoa học chuyên nghiên cứu về Mác đã viết: “Các Mác chưa bị chôn cất dưới đống đổ nát của bức tường Béc-lin. Thực tế, có lẽ chính lúc này, Các Mác càng cho thấy tầm giá trị lớn của ông. Các Mác đã tỏ ra là nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ XXI”

Nói ra những điều đó để thấy, một khi lợi ích của giai cấp và chế độ chính trị khác nhau thì tư tưởng, đường lối phát triển cũng khác nhau, nếu không nói là đối lập nhau. Vì thế, chuyện những nhà “dân chủ rởm” sử dụng chiêu trò đã kích trên báo đài ngoại quốc, mạng xã hội cũng là lẽ thường tình. Vấn đề là chúng ta có kiên định được lập trường hay không, tư tưởng vững vàng hay không mà thôi.

Kiên định lập trường của Đảng Cộng sản

Kiên định theo Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản
Kiên định theo Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản

Tham nhũng xuất hiện từ rất sớm, ngay từ khi có sự phân chia quyền lực và hình thành nhà nước. Nói đến nhà nước là nói đến quyền lực – một quyền lực to lớn, thậm chí vô biên, vô song, theo đó, rất dễ xẩy ra sự lạm quyền, lộng quyền, quyền lực bị lợi dụng, bị tha hóa. Vì thế, chuyện cán bộ tha hóa, tham nhũng nó có ở mọi quốc gia và tùy vào sức mạnh nội bộ của từng nước mà cuộc chiến chống tham nhũng cũng mang màu sắc khác nhau.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ, đảng viên phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, mà nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng là trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có tinh thần quốc tế trong sáng, luôn xứng đáng với người lãnh đạo và người đầy tớ trung thành của nhân dân… Những lời dạy đó của Người đến nay vẫn giữ nguyên vẹn giá trị và có ý nghĩa to lớn trong thời kỳ đổi mới.

Đúng là thế lực thứ 3 như đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo nói không phải khi nào cũng dễ nhận diện. Bởi chúng nằm ngay trong đội ngũ chúng ta. Nó lại nằm ngay trong số hàng triệu cán bộ, đảng viên, tầng lớp lãnh đạo vốn mặc nhiên được xem là tinh hoa, tinh tuý của đất nước. Nó, chính là những kẻ tha hoá, tham nhũng, sử dụng quyền lực mà Đảng và nhân dân trao cho để lợi dụng, chiếm đoạt tài sản chung, hoặc vì lợi ích cá nhân mà bán mình, chấp nhận làm con “thiêu thân” cho bọn phản động lưu vong ở nước ngoài…gây mất đoàn kết nội bộ, uy tín của Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Để đạt được mục tiêu “tối thượng” là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, các thế lực thù địch, phản động tập trung phản kích, phủ định những giá trị trường tồn Chủ nghĩa Mác – Lênin.

Điều này làm tôi nhớ lại trong cuốn sách “1999 – chiến thắng không cần chiến tranh”, Tổng thống Mỹ Richard Milhous Nixon đã xác định “Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất, toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng”.

Và “trên thế giới này, khôn có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn”. Đó là câu nói được nhiều người biết đến từ thế kỷ trước của cố Thủ tướng Anh, ngài Winston Churchill (1874-1965).

Dĩ nhiên, không có kẻ thù nào là mãi mãi, và việc xác định thế lực thù địch của Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng chỉ mang tính chất thời kỳ, phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Theo đó, sức mạnh của Đảng là ở tính thống nhất: thống nhất quan điểm, thống nhất ý chí, thống nhất hành động. Tập trung dân chủ là nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất của Đảng. Sức mạnh vô địch của Đảng là ở mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân. Phát huy dân chủ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới.

Vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải luôn giữ vững lập trường tư tưởng, cần phải trong sạch hóa thật sớm đội ngũ cán bộ một cách dứt khoát và nghiêm túc vì chính tham nhũng làm cho đất nước suy yếu, chậm phát triển, thậm chí nguy cơ mất chế độ. Đồng thời, khoảng cách giữa cán bộ và nhân dân tiếp tục được gần hơn, thì sẽ không bị bất cứ thế lực nào xuyên tạc hay chống phá.

Ngược lại, nếu “người của mình” – chỉ đội ngũ cán bộ công chức mà không điều khiển được, khoảng cách giữa cán bộ với dân, quân với dân cứ tăng dần lên thì chúng ta sẽ chịu thua trên sân nhà, tức là thua thế lực thù địch.

Bài mới
Đọc nhiều