+
Aa
-
like
comment

Khủng bố là gì? tội khủng bố ở Việt Nam bị xử phạt thế nào?

21/06/2023 10:06

Khủng bố là hành vi của tổ chức, các nhân cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tinh thần người khác nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa khủng bố và giết người nằm ở chỗ, tội phạm khủng bố xâm phạm an ninh quốc gia, còn tội phạm giết người xâm phạm quyền sống của người khác. Điểm biệt nhau thứ hai để xác định hành vi khủng bố là hậu quả. Tội phạm khủng bố không chỉ gây ra thiệt hại về tính mạng của cán bộ, nhân dân mà còn mang nguy cơ gián tiếp gây suy yếu nhà nước.

Toàn bộ đối tượng cầm đầu trong vụ việc ở Đắk Lắk đã bị bắt giữ.

Khủng bố là một trong những loại hành vi đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con người và đe doạ nghiêm trọng đến an ninh, trật tự của các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế. Trong những năm gần đây, hoạt động khủng bố có xu hướng gia tăng với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi và tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, khủng bố có tổ chức xuyên quốc gia đang trở thành thách thức lớn đối với hoà bình, an ninh quốc tế.

An ninh bảo vệ trong vụ xét xử nhóm khủng bố sân bay Tân Sơn Nhất năm 2018. (Ảnh minh họa)

Pháp luật Việt Nam quy định tại điều 113 Bộ luật Hình sự: Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Việt Nam dù chưa phát hiện sự tồn tại của các tổ chức khủng bố quốc tế nào nhưng một số cơ sở của tổ chức phản động lưu vong người Việt như “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Triều đại Việt” luôn tìm cách chống phá.

“Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do Ðào Minh Quân cầm đầu

Đặc biệt là nhóm khủng bố mang tên “Chính phủ Quốc gia Việt nam lâm thời” do đối tượng Đào Minh Quân ở nước ngoài cầm đầu. đối tượng Đào Minh Quân cùng các đồng bọn đã lập web, blog để lôi kéo, âm mưu xây dựng lực lượng ở trong và ngoài nước, tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Việt Nam; kích động khủng bố, rải truyền đơn kích động biểu tình, phá hoại nhân dịp lễ, Tết. Tôn chỉ hoạt động của tổ chức này là… “giết sạch, đốt sạch, phá sạch”.

Xét xử nhóm khủng bố ở sân bay Tân Sơn Nhất về tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân năm 2018.

Cá biệt, năm 2017, tổ chức này từng âm mưu đánh bom xăng sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) nhưng bị lực lượng chức năng triệt phá thành công. 12 đối tượng bị bắt giữ, xét xử với mức án 16-18 năm tù giam, cho thấy sự khoan hồng của pháp luật dù hành vi của chúng đặc biệt nghiêm trọng.

Các đối tượng tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk bị lực lượng chức năng bắt giữ.

Và tất nhiên, không thể không kể đến vụ tấn công trụ sở Công an xã Ea Ktur và Ea Tiêu ở Đắk Lắk. Điểm chung của các vụ việc ở chỗ, các đối tượng đều gây án với sự tổ chức, chỉ đạo từ nước ngoài. Gieo rắc nỗi sợ hãi, hoảng loạn để suy giảm niềm tin của người dân đối với nhà nước là mục đích duy nhất của những tổ chức khủng bố.

Và ở đó cũng chẳng có sự bức xúc hay mâu thuẫn dân tộc nào, mà chỉ có những con người lười lao động, hoang tưởng được bơm thổi bằng những lời hứa vật chất hay “được định cư nước ngoài”. Điều đó cho thấy ban tay dơ bẩn của các tổ chức phản động lưu vong vẫn là mối nguy hiểm tiềm tàng cho nền hòa bình của nước ta.

Hồng Anh

Bài mới
Đọc nhiều