+
Aa
-
like
comment

‘Kho báu khổng lồ’ lớn nhất thế giới dưới lòng đất miền đông Ukraine

04/03/2022 12:10

Trữ lượng lithium của Ukraine đã thu hút sự chú ý toàn cầu trước khi xảy ra xung đột quân sự với Nga.

Nằm sâu bên dưới lòng đất ở Ukraine là nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ chưa được khai thác và có thể nắm giữ chìa khóa cho một tương lai năng lượng sạch béo bở đối với nước này.

'Kho báu khổng lồ' dưới lòng đất miền đông Ukraine
Trữ lượng lithium của Ukraine thu hút sự chú ý toàn cầu. Ảnh: EE News Power 

Theo các nhà nghiên cứu Ukraine, vùng miền đông nước này đang nắm giữ khoảng 500.000 tấn lithium oxide. Đây là một nguồn cung cấp lithium chất đóng vai trò quan trọng trong sản xuất pin cho xe điện.

Nếu tính toán đó là đúng, Ukraine sẽ có trữ lượng lithium thuộc hàng lớn nhất thế giới.

Chiến dịch quân sự của Nga diễn ra đúng lúc Ukraine đang cố gắng định vị mình là một chủ thể lớn trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch – một bước tiến lớn từ một nước lâu nay xây dựng nền kinh tế dựa trên than, sắt, titan cùng nhiều ngành công nghiệp thừa kế khác.

Cuối năm ngoái, Ukraine bắt đầu bán đấu giá các giấy phép thăm dò để phát triển trữ lượng lithium cùng với đồng, coban và niken. Tất cả đều là các nguồn tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong công nghệ năng lượng sạch, không thể thiếu cho việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch mà giới khoa học khẳng định là cần thiết để ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

Bước đi này có “tầm quan trọng chiến lược đối với vị trí của Ukraine trên trường quốc tế, trong một vai trò mới”, báo New York Times dẫn lời Roman Opimakh người đứng đầu Cục Địa chất Nhà nước Ukraine – phát biểu hồi tháng 5 năm ngoái tại một buổi giới thiệu với các nhà đầu tư toàn cầu.

Ảnh minh họa

Tiềm năng sản xuất lithium của Ukraine đã bắt đầu thu hút sự chú ý của thế giới. Vào tháng 11, công ty Australia European Lithium thông báo đang trong quá trình đảm bảo quyền khai thác hai mỏ lithium đầy hứa hẹn ở Donetsk, miền đông Ukraine, và ở Kirovograd, trung tâm đất nước. Vào thời điểm đó, European Lithium cho biết họ đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp lithium lớn nhất châu Âu.

Mặc dù lithium không phải là một nguồn tài nguyên đặc biệt quý hiếm, nhưng hiện tại, chất này hầu như không thể thay thế được trong pin và nhu cầu dự kiến sẽ tăng vọt khi các phương tiện chạy bằng điện được sử dụng phổ biến, khiến các nhà sản xuất ôtô phải tranh giành để có thể đảm bảo đủ nguồn cung. Giá Lithium đã tăng tới 600% trong năm qua.

Trong khi đó, ngày càng có nhiều lo ngại rằng nguồn cung lithium và các khoáng chất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng sạch đang nằm trong sự kiểm soát của chỉ một số quốc gia. Trung Quốc, Congo và Australia chiếm tới 3/4 sản lượng lithium, coban và đất hiếm toàn cầu.

Trong tuần này, 17 chuyên gia quân sự đã viết thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, chỉ ra rằng Mỹ cấn tăng cường khả năng tiếp cận khoáng sản.

“Nó có thể không phải là động cơ cho cuộc chiến, nhưng lại là lý do vì sao Ukraine rất quan trọng đối với Nga. Đó là nền tảng khoáng sản” cùng với sản xuất nông nghiệp của nước này, theo Rod Schoonover, một nhà khoa học và là cựu giám đốc về môi trường và tài nguyên thiên nhiên của Hội đồng Tình báo quốc gia Mỹ.

Minh Ngọc

Bài mới
Đọc nhiều