+
Aa
-
like
comment

Khi bà bán xôi kiếm 50 triệu đồng mỗi tháng

25/01/2021 21:49

Cháu họ tôi không hiểu từ bao giờ đã học được một câu rằng: “Đừng tưởng cứ có học là sẽ thành công”.

Dù chỉ mới lớp 6 thôi, nhưng cháu khá mất niềm tin vào việc học. Thực tế, cháu học rất gỏi, là học sinh xuất sắc, nhưng giờ lại không tin rằng học sẽ thành công, thành đạt trong tương lai. Thậm chí, cháu còn lấy ví dụ về một số người có học, có bằng cấp nhưng lại thất nghiệp.

Trong khi đó, ngay cả một bà bán xôi ở góc phố Hà Nội cũng có thể kiếm được 50 triệu đồng mỗi tháng. Tại sao vậy? Bà ấy không có học, không giỏi, nhưng khách hàng của bà ấy rất có học, rất giỏi nên kiếm nhiều tiền. Từ đó, họ từ chối việc tự nấu ăn, chi nhiều tiền cho việc mua xôi của bà.

Thực ra, xã hội loài người được xây dựng dựa trên học thức, học tập. Lúc xã hội loài người nguyên thủy, sơ khai, con người đã luôn tìm tòi, học tập các quy luật tự nhiên để sinh tồn, để có thể đứng đầu chuỗi thức ăn và tiến xa so với phần còn lại của thế giới đều nhờ học tập mà ra.

Vậy tại sao có nhiều người thành công không thực sự có học? Xã hội loài người được xây dựng theo mô hình kim tự tháp. Ở đỉnh các kim tự tháp chính là những người rất có học, có khoa học thường được gọi là giới tinh hoa, giới thượng lưu. Tiếp theo sau lớp này là tầng lớp trung lưu, rồi tầng lớp bình dân, dân nghèo… Xã hội loài người luôn tồn tại giai cấp dù có muốn hay không, đó là sự thật. Khi đó, những người có học tạo ra một hệ thống dây chuyền theo mô hình “đa cấp” về lối sống và quy trình vận hành của của cải, “sinh cơ” trong xã hội.

Ví dụ: một nhà khoa học phát minh ra máy dập chế tạo da, máy cắt da, máy ép ví… Người này chính là đỉnh của ngành công nghiệp da giày, ví da. Nhờ việc thuê ngoài lực lượng lao động mà phát sinh tầng lớp sản xuất theo mô hình kim tự tháp. Lớp tiếp theo trong hệ thống kim tự tháp đó chính là tầng lớp quản lý doanh nghiệp da giày, ví da…

Rồi tiếp theo là các lớp về vận hành, công nhân theo đó mà xếp chồng lên nhau. Như vậy, từ việc phát minh nền công nghiệp da giày, ví da của nhà khoa học, đã tạo cơ hội cho rất nhiều người có thể sống được, bám vào hệ thống của ông ta để sinh sống dù trình độ của họ thuộc hàng “không có học” bằng ông ta.

Tôi xin tóm lại có mấy cách để “không có học vẫn giàu có” như sau:

– Làm thuê cho người có học, giàu có (xuất khẩu lao động để làm thuê cho xã hội rất có học ở nước ngoài, hoặc lao động tại chỗ cho người giàu có học trực tiếp hoặc gián tiếp);

– Biến học ít thành học nhiều (xuất khẩu lao động sang các xã hội có trình độ kém hơn mình);

– Làm siêu cò (ví dụ làm thương nhân, công việc này là tìm cách kết nối hệ thống sản xuất của người khác mà chủ yếu là nông dân với thị trường tiêu thụ để kiếm lời, làm các ca, nghệ sĩ, diễn viên, KOL, mạng xã hội, kỹ sư cầu nối…). Mục tiêu của họ vẫn là kết nối khách hàng hoặc khu vực sản xuất với nhau, với việc có thể làm cho người tiêu dùng quan tâm, biết tới sản phẩm của nhà sản xuất mà họ đã chi rất nhiều tiền cho PR, quảng cáo… Từ đó, một bộ phận không cần có học vẫn giàu, chỉ cần nổi tiếng, hoặc kết nối, thuê gia công ở nước ngoài);

– Trúng số hoặc các trò chơi may rủi khác. Nhược điểm của phương pháp này là rất dễ bị nghèo lại, đa số những người trúng số thường không cân bằng được dòng tiền vào dòng tiền ra… dẫn tới khủng khoảng tài chính và thường nghèo lại không quá bảy năm, thậm chí lâm nợ sau đó. Nguyên do là vì thu nhập không đến từ nguồn cố định, ổn định mà chỉ tới một lần từ trúng thưởng. Tiền vào chỉ có một dòng, một lần, nhưng tiền ra thì liên tục. Và do trình độ quản lý yếu kém nên của ra, phát sinh nhiều chi tiêu, dẫn tới lụi bại nhanh chóng sau đó.

Vậy tại sao có nhiều người có học, có bằng cấp nhưng lại thất bại? Tri thức gồm có hai loại là tri thức sống và tri thức chết. Các tri thức sống là các tri thức đang được dùng phục vụ và giải quyết các bài toán của cuộc sống, của nền sản xuất con người hiện tại. Các tri thức chết là các tri thức đã hết giá trị sử dụng, không còn được sử dụng hoặc lỗi thời.

Việc các bạn cứ đua nhau học những ngành không có tương lai, không ở đỉnh của ngành công nghiệp, của thị trường, đã khiến nhanh chóng thất bại hoặc do trình độ dự đoán thị trường, định hướng nghề nghiệp kém. Hoặc cũng một nguyên do nữa đó là tính cách không phù hợp để gia nhập ngành sản xuất.

Mô hình sản xuất, không chỉ của xã hội loài người mà các động vật, cũng đều tuân theo quy tắc “bầy đàn” và “sự cân bằng giữa kẻ đi săn và con mồi”. Nếu hệ thống sản xuất vi phạm hai nguyên tắc trên sẽ sụp đổ dù có lớn mạnh thế nào. Các cá thể dị biệt, khó thích nghi “bầy đàn” đều bị ruồng bỏ, không cho gia nhập, chưa kể hệ thống phân cấp trong bầy đàn.

Nhiều người làm giám đốc, quản lý, trình độ kỹ thuật, hiểu biết về nghề nghiệp có thể không bằng, thậm chí lạc hậu so với các bạn mới ra trường (do tính bắt kịp và mô hình nghiên cứu, sản xuất công nghệ ngay tại trường học), nhưng các bạn trẻ vẫn thua xa vì đơn giản, địa vị và tẩm ảnh hưởng, lợi thế của người xây dựng mô hình, làm chủ và vận hành hệ thống của những người quản lý là điều mà các bạn mới ra trường không có được.

Nguyên tắc tiếp theo mà tôi bàn tới chính là “sự cân bằng giữa con mồi và kẻ đi săn”. Mô hình và quy mô bầy đàn của kẻ đi săn phải có thể thu nhỏ, lớn mạnh phụ thuộc vào “con mồi”. Một đàn sói lớn sẽ săn được các động vật lớn như hươu, nai sừng tấm… nhưng khi con mồi lớn không còn, hoặc khan hiếm, đàn sói phải tự tan rã thành các nhóm nhỏ hơn để có thể đảm bảo thành quả mỗi cuộc săn gồm chuột, thỏ… có thể nuôi sống bầy đàn với quy mô tương ứng.

Ứng dụng trong việc định hướng nghề nghiệp, các bạn sẽ nhìn thấy những nghề không có tương lai, không có thị trường lớn thì sẽ dần dần bị đào thải, thu nhỏ; những nghề có tương lai, ở đỉnh sự nghiệp, có thị trường lớn sẽ nhanh chóng phát triển.

Nhờ “ký sinh” đúng vào hệ thống, bà bán xôi đã phất lên nhanh chóng, thậm chí còn có thu nhập vượt xa nhiều khách hàng của bà. Thực tế, có rất nhiều người thành công nhưng không có bằng cấp. Điều khác biệt nằm ở khả năng tự học hỏi, biết chọn thị trường tiềm năng và cộng sinh học vấn của mỗi người.

Thánh Tuệ

Bài mới
Đọc nhiều