+
Aa
-
like
comment

Ghép thận không cùng nhóm máu đầu tiên Việt Nam

24/01/2022 06:20

Hôm nay ngày 26/11, phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 đồng phạm bước vào phần nghị án. Trước khi nghị án, các bị cáo được nói lời sau cùng.

“Năm nay bị cáo gần 70 tuổi rồi, nếu tòa giảm nhẹ mà phạt 20 năm thì bị cáo cũng không biết có sống nổi tới lúc ra tù hay không” – bà Trương Mỹ Lan nói lời sau cùng.

Được nói đầu tiên, bị cáo Trương Mỹ Lan nói vụ án này “quá kinh khủng”, đã triệt tiêu đi nhiều ước mơ, hy vọng của bà và các bị cáo khác.

“Cả đời bị cáo dấn thân vào làm ăn kinh doanh, đến nay chưa từng một ngày ngủ chung với con. Những công trình do hai vợ chồng bị cáo gây dựng nên đều mang dấu ấn của Việt Nam trên trường quốc tế, với các nhà đầu tư nước ngoài.

Bị cáo không biết bám víu vào đâu, kêu chỗ nào, chỉ có suy nghĩ làm sao trả được nợ cho Ngân hàng Nhà nước và người dân. Thiệt hại của bản thân, gia đình không nói đến nhưng bị cáo đau xót khi lãng phí tài nguyên quốc gia, các dự án vừa bắt đầu đã bị đình trệ” – bà Lan nghẹn giọng nói.

Bà Lan vẫn tiếp tục đề nghị HĐXX xem xét lại tội danh “Tham ô tài sản” và những tài sản có tổng trị giá 87.000 tỷ đồng cho Ngân hàng SCB mượn để tái cơ cấu.

Bị cáo này nói rằng nếu sau khi trả hết nợ mà còn dư, bà muốn đưa vào quỹ để xây bệnh viện tầm quốc tế, thu tiền của người giàu và chữa bệnh miễn phí cho người nghèo; mở trường học và xây nhà ở xã hội; đầu tư vào hạ tầng.

“Năm nay gần 70 tuổi rồi, nếu tòa giảm nhẹ mà phạt 20 năm tù thì bị cáo cũng không biết có sống nổi tới lúc đó hay không” – bà Lan bày tỏ.

Ngoài ra, bà Lan cũng xin HĐXX xem xét giảm án cho chồng là bị cáo Chu Lập Cơ.

“Chồng bị cáo không lấy tiền của Ngân hàng SCB mà ngược lại, còn cho mượn tòa nhà Time Square để xử lý các khoản nợ. Đến giờ, bị cáo cũng không biết anh ấy phạm tội gì”.

Trước đó, trong phần đối đáp, bà Lan đề nghị HĐXX xem xét lại số liệu quy buộc về tội “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

“Bị cáo không sợ tội, nhưng không cam lòng. Dù bản thân chỉ có 5% cổ phần và gia đình có khoảng 15% nhưng bị cáo vẫn đứng ra để giải quyết mọi chuyện, xử lý các khoản nợ cho Ngân hàng SCB” – bà Lan phân trần.

Bị cáo này cũng tỏ ra bức xúc khi phía Ngân hàng SCB không chịu cung cấp số liệu, thông tin liên quan đến khoản nợ cũ trước thời điểm hợp nhất.

“Ngay từ đầu, Ngân hàng SCB đã cung cấp số liệu nhập nhằng, không rõ ràng cho cơ quan điều tra. Việc này dẫn đến số liệu quy buộc trách nhiệm hiện nay còn đang mập mờ. Số liệu không rõ ràng đã ảnh hưởng đến biết bao nhiêu sinh mạng” – bà Lan trình bày.

Trước đó, đại diện VKS đề nghị Ngân hàng SCB cung cấp thông tin để làm rõ trước khi hợp nhất thì nợ cũ là bao nhiêu; trong tổng số tiền ngân hàng cho là dư nợ thì có bao nhiêu vay để đảo nợ, bao nhiêu bị bà Lan rút ra… Trước yêu cầu này, đại diện Ngân hàng SCB hứa sẽ cung cấp bằng văn bản.

Tuy nhiên, sau đó luật sư Nguyễn Minh Tâm (người bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng SCB) từ chối không cung cấp những tài liệu trên vì cho rằng số liệu đã được xác định trong hồ sơ.

Bích Ngân 

Bài mới
Đọc nhiều