+
Aa
-
like
comment

Đòi thay đổi tội danh vụ án Đồng Tâm, Trương Huy San toan tính gì?

Hạnh Văn - 10/09/2020 19:17

Chiều ngày 9/9, sau khi VKSND TP. Hà Nội đề nghị khung hình phạt dành cho các đối tượng trong vụ án ‘Giết người’ và ‘Chống người thi hành công vụ’ tại xã Đồng Tâm, đối tượng Trương Huy San, bút danh Osin Huy Đức, đã “đăng đàn” trên tài khoản cá nhân bài viết ‘Tội danh cho người dân Đồng Tâm’, đưa ra yêu sách thay đổi cáo trạng cho các bị cáo của vụ án.

Yêu sách phi lý của Trương Huy San.

Ngay từ những dòng đầu tiên, Trương Huy San đã quy chụp các chiến sĩ cảnh sát “xâm phạm chỗ ở”, cho thấy cái nhìn lệch lạc về sự việc đã xảy ra. Sáng ngày 9/1, trước sự manh động của “Tổ đồng thuận”, dưới sự chỉ đạo của Công an TP. Hà Nội, lực lượng chức năng được điều động đến bảo vệ mục tiêu là khu vực thi công tường rào sân bay Miếu Môn. Clip tường thuật trên Đài truyền hình Quốc gia VTV cho thấy dù lực lượng chức năng liên tục phát loa tuyên truyền, kêu gọi nhưng các đối tượng này không những không ngừng phá hoại, mà còn sử dụng bom xăng, gạch đá tấn công. Từng vỗ ngực coi mình là người am tường pháp luật, đòi thay đổi cáo trạng, hẳn Trương Huy San hiểu rõ đây là hành vi ‘phạm tội quả tang’ với mức độ cực kỳ nghiêm trọng, các chiến sĩ cảnh sát hoàn toàn có quyền triển khai trấn áp, hoàn toàn không có cái gọi là “xâm phạm chỗ ở” như lời y.

[youtube]https://www.youtube.com/watch?v=FrfuIDJLI-g[/youtube]

Thêm vào đó, Trương Huy San đòi thay đổi tội danh của các đối tượng giết người thành ‘vượt quá phòng vệ chính đáng’. Xin hỏi Trương Huy San, giữa một bên là lực lướng chấp pháp đang bảo vệ tài sản quốc gia, mà ở đây là tường rào của Sân bay Miếu Môn, và một bên là “Tổ đồng thuận” dùng gạch đá, bom xăng, dao phóng lợn tấn công, thì ai đang là những người “phòng vệ”? Không một ai chủ động tấn công, đe dọa tính mạng của bất kỳ một con người khác, dù là cảnh sát hay thường dân, có tư cách nói mình “phòng vệ chính đáng”. Nhưng quan trọng nhất, không có bất kỳ một điều khoản nào trong luật pháp Việt Nam xem hành vi chống đối người thi hành công vụ là “phòng vệ chính đáng”. Và với những gì tất cả chúng đã chứng kiến, chỉ có một tội danh duy nhất cho hành động của các bị cáo, đó chính là “Chống người thi hành công vụ”, như đúng cáo trạng của VKSND TP. Hà Nội.

Bom xăng do cái đối tượng ném trong tối 9/1.
Lê Đình Chức (trái) và Lê Đình Doanh (phải) hai bị cáo trực tiếp tưới xăng phóng hỏa thiêu chết ba chiến sĩ công an.

Nguy hiểm hơn, Trương Huy San còn đòi hỏi thay đổi tội danh nguy hiểm nhất của các bị cáo, từ ‘Giết người’ thành ‘Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó’. Là một người thường xuyên sử dụng mạng xã hội, Huy San đừng quên rằng chỉ vài tháng trước khi xảy ra vụ án, “Tổ đồng thuận” từng đăng đàn tuyên bố “Chúng tôi xin thề rằng, nếu chúng tôi không giết được từ 300 đến 500 thằng thì chúng tôi không phải là dân Đồng Tâm nữa”, tìm mua vũ khí nóng, chế tạo bom xăng, dao phóng lợn. Bằng chứng không thể chối cãi về chủ đích ‘Giết người’ được chính các đối tượng thừa nhận, lại được Huy San “nhào nặn”, đổi trắng thay đen thành “trạng thái tinh thần kích động mạnh”, hòng giảm nhẹ bản chất man rợ của vụ án. Lực lượng chấp pháp có “hành vi trái pháp luật nghiêm trọng” hay không, khi họ đang trấn áp những tên tội phạm? Nếu luật pháp xem việc trấn áp tội phạm – mà trong vụ việc này, còn là tội phạm quả tang – là “trái pháp luật”, e rằng đất nước này sẽ không có một ngày bình yên, tội phạm được tự tung tự tác với “kim bài” phòng vệ chính đáng, thỏa sức cướp bóc, phá hoại mà không sợ bị trấn áp.

Khi đưa luận điệu “xâm phạm chỗ ở” và “hành vi trái pháp luật nghiêm trọng”, Trương Huy San phải chăng đang chối bỏ sự thật rằng những ba chiến sĩ đã hy sinh vì bảo vệ an ninh tổ quốc? Huân chương Chiến công hạng Nhất do chính Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phong tặng – cùng với tấm bằng “Tổ quốc ghi công” và danh hiệu liệt sỹ – đã công nhận sự hy sinh của họ là vì an ninh tổ quốc. Xúc phạm người đã mất, cũng có nghĩa Trương Huy San đang đi ngược lại quyết định của không chỉ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mà của toàn bộ hệ thống Nhà nước Việt Nam.

Chân dung đối tượng Trương Huy San, bút danh Osin Huy Đức.

Nếu thực sự nghĩ cho bị cáo trong vụ án, lo lắng cho bản án dành cho các đối tượng, Trương Huy San nên nghĩ đến tính nhân văn và sự khoan hồng của pháp luật. Y nên mong muốn các bị cáo hiểu những việc mình đã làm và những hậu quả tàn khốc của nó để ăn năn, hối cải, chứ không phải là nghĩ ngợi, gán ghép những tội danh phi lý để che đậy bản chất dã man của một vụ án ‘Giết người’. Những phát ngôn ấu trĩ, sai hoàn toàn về luật pháp của Trương Huy Sanlà một sự tai hại, khiến dư luận có cái nhìn lệch lạc về phiên tòa xét xử vụ án tại xã Đồng Tâm. Nhưng liệu một cựu phóng viên, nhà báo như Trương Huy San có thật sự thiếu hiểu biết về luật pháp Việt Nam đến như vậy, hay trên thực tế đang cố tình phát ngôn với một động cơ mờ ám nào đó? Liên tục những ngày qua, những đối tượng chống phá nhà nước, từng bị kết án như Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Phạm Minh Vũ cùng các tổ chức chống đối như Việt Tân, Tiếng Dân không ngừng thực hiện những chiến dịch bóp méo sự thật, xuyên tạc phiên tòa cũng như pháp luật Việt Nam. Và ngày hôm nay, Trương Huy San lại “lên tiếng” với những luận điệu ‘đổi trắng thay đen’, lật lọng bản chất một vụ trọng án đã lấy đi sinh mạng của ba con người, “đồng ca” cùng những kẻ phá hoại đất nước. “Osin Huy Đức” Trương Huy San đang có mục đích gì khi rêu rao những lời dối trá?

HẠNH VĂN

Bài mới
Đọc nhiều