+
Aa
-
like
comment

Điều gì đằng sau nguồn dự trự ngoại hối tăng kỷ lục?

LS Lê - 06/07/2022 17:01

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang tăng rất nhanh, đạt gần 110 tỉ USD, mức kỷ lục từ trước tới nay. Trước thành tựu này, nhiều nghi vấn lập tức được đưa ra: Ngân hàng Nhà nước thu lượng lớn ngoại tệ như vậy từ đâu? Đất nước có lợi như thế nào khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang tăng nhanh?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tốc độ tăng trưởng dự trữ ngoại hối nhưng có thể tập trung vào 4 yếu tố chính. Thứ nhất, lượng ngoại tệ đổ vào Việt Nam trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 đạt quy mô lớn. Trong đó, vốn FDI vào Việt Nam năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 lần lượt đạt 31,15 tỷ USD và đạt 10,06 tỷ USD, kiều hối về Việt Nam trong năm 2021 đạt khoảng 12,5 tỷ USD. Chi tiêu của khách quốc tế đang bắt đầu tăng trở lại sau gần 2 năm “tắc nghẽn” vì Covid-19. Đặc biệt, cán cân thương mại thặng dư liên tiếp trong 6 năm cũng là một yếu tố đáng kể.

Bên cạnh đó, dù trong thời điểm dịch bệnh, nhiều đồng tiền bao gồm đồng USD cũng xảy ra chênh lệch tỷ giá nhưng tỷ giá đồng Việt Nam với USD vẫn ổn định trong nhiều năm và mệnh giá đồng Việt Nam thậm chí còn tăng trong 2 năm trở lại đây. Cuối cùng phải kể những chính sách và biện pháp tích cực của Ngân hàng Nhà nước đã góp phần phát triển kinh tế và tăng dự trữ ngoại tệ. Điển hình như việc mua ngoại tệ kết hợp với thu hút tiền VNĐ về để trung hòa, lãi suất huy động ngoại tệ lãi suất 0%…

Thị trường ngoại tệ trong nước có nhiều chuyển biến tích cực.

Những biến đổi trên đã đem lại những chuyển biến tích cực cho nền kinh tế Việt Nam và góp phần tăng uy tín của thị trường Việt Nam trên trường quốc tế. Có thể kể đến tình hình cung – cầu trên thị trường ngoại hối nay đã được cải thiện. Nguồn cung ngoại tệ trên thị trường trong nước từ tình trạng khan hiếm chuyển sang thặng dư, không chỉ đáp ứng đủ cho các nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế mà còn góp phần cải thiện thặng dư cán cân thanh toán quốc tế, bổ sung nguồn ngoại tệ đáng kể cho dự trữ ngoại hối. Với khoản tích luỹ đáng kể là 110 tỉ USD, có thể đảm bảo duy trì tỷ giá, góp phần làm cho các khoản vay bằng ngoại tệ tính bằng USD không bị tăng sốc.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), dự trữ ngoại tệ của một quốc gia tương đương với 12 tuần nhập khẩu thì có thể xem quốc gia đó có đủ khả năng thanh toán quốc tế khá vững chắc. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại theo tính toán của các chuyên gia, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tương đương với khoảng 17 tuần nhập khẩu. Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cũng khẳng định, Việt Nam vẫn duy trì được vị thế tích cực với dự trữ ngoại hối. Chính điều này đã và đang tạo ra một niềm tin tăng cao không chỉ đối với các nhà đầu tư mà còn đối với các nhà đầu tư quốc tế vào Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế, khó khăn sau dịch Covid-19 vẫn là thách thức không nhỏ của đất nước. Vì vậy, cần lắm niềm tin của người dân vào các chính sách của đất nước và sự chung tay góp sức bật dậy của các doanh nghiệp.

LS Lê

Bài mới
Đọc nhiều