Dân tộc Việt Nam là một – “Chân lý ấy không bao giờ thay đổi”
Vừa qua, trong cuộc gặp của Thủ tướng Phạm Minh Chính với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ diễn ra vào tối ngày 17/5/2022, tại thành phố San Francisco, bang California Hoa Kỳ, Thủ tướng đã phát biểu: Đại dịch càng khẳng định truyền thống của dân tộc Việt Nam là càng khó khăn, càng nỗ lực, càng đoàn kết. Đồng thời, Thủ tướng nhắc lại lời dạy của Bác Hồ: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Ngay lập tức, RFA tiếng Việt đăng bài cho rằng: “Dân tộc Việt Nam có thực sự là một như lời ông Phạm Minh Chính?”.
RFA tiếp tục mượn lời của “tiến sỹ giấy” Nguyễn Huy Vũ để củng cố cho luận điệu của mình rằng: “Nếu nhìn từ góc độ cai trị và quản trị thì có hai nước Việt Nam: Một nước Việt Nam của những người cộng sản mà ở đó họ nhận được những đặc quyền, được hưởng nhiều bổng lộc, được ưu tiên nắm quyền hành, và độc quyền cai trị đất nước; và một nước Việt Nam của những người không cộng sản, họ bị cai trị, hầu như không nắm quyền gì, và luôn nơm nớp lo sợ bị giới cầm quyền hỏi thăm”. Từ vấn đề đoàn kết dân tộc, RFA “đánh lái” sang vấn đề chế độ chính trị một cách bất chấp.
Ở nước ta hiện nay, quyền lực chính trị là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Hiến Pháp năm 2013 khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Để đảm bảo thực thi quyền lực chính trị ở nước ta hiện nay, cần phải xây dựng nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân và vì dân.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân là nhà nước mà ở đó mọi quyền lực chính trị – quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, được tổ chức tập trung thành Nhà nước và “nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Quyền lực chính trị là do Nhà nước nắm giữ, nhưng quyền lực ấy là của nhân dân giao cho.
Chúng ta có thể thấy quyền lực đó được thể hiện như thế nào qua những sự kiện chính trị gần đây: Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Giao thông đường bộ, đóng góp ý kiến về việc đưa Lịch sử trở thành môn học tự chọn,… Nhiều nội dung, chính sách của quốc gia hoàn toàn thay đổi theo góp ý của người dân. Và chẳng có “giới cầm quyền hỏi thăm” nhân dân vì những ý kiến đóng góp như RFA tự ảo tưởng.
Đọc bài viết của RFA, chúng ta chỉ thấy buồn cười vì đầy những lập luận “dở ông, dở thằng” như: “Đại đoàn kết là phải chấp nhận khác biệt. Nhà nước Việt Nam nếu chấp nhận sự khác biệt thì không cần kêu gọi đại đoàn kết”. Chắc chắn rằng, chỉ có những kẻ vong nô, ngoại quốc mới có thể lập luận như vậy, bởi mỗi người Việt Nam chân chính đều hiểu: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy chục triệu người, cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng, đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắc sẽ vẻ vang”.
Tinh thần đại đoàn kết dân tộc chính là điểm đặc biệt mà hiếm quốc gia nào có được như ở Việt Nam. Đã cùng với nhân dân Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đánh thắng mọi giặc ngoại xâm, đã giúp Việt Nam làm nên những kỳ tích mà chưa quốc gia nào làm được, cho tới nay chưa hề cúi đầu trước bất cứ quốc gia nào. Tinh thần đó giúp cho mỗi người Việt Nam dù đi bất cứ đâu trên thế giới đều có thể tự hào, vinh dự, khiến cho bạn bè năm châu cảm thấy ngưỡng mộ, ngạc nhiên, đúng như John- phóng viên người Anh thường trú tại Việt Nam ca ngợi: “Tôi đã từng đi lọt vào giữa biển người, biển cờ trong những đêm Hà Nội không ngủ. Tôi mới cảm nhận rằng ở đất nước này có một tinh thần dân tộc vô cùng to lớn, tinh thần đó không thể nào là tự phát, không thể chỉ có được một vài trăm nă, tinh thần đó chắc chắn đã có trong mỗi con người ở dân tộc này từ ngàn đời vì vậy mới thấm được… như một thứ văn hoá truyền thống được kế thừa từ đời này qua đời khác. Đó chính là một tinh thần đoàn kết. Chắc cũng bởi thế cho nên dân tộc này mới đánh đuổi tất cả những giặc ngoại xâm hùng mạnh nhất ra khỏi bờ cõi…”
Cuối cùng sau những lập luận rời rạc, yếu ớt chê bai tinh thần đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, RFA lộ rõ ý đồ của mình khi viết: Nếu các vị lãnh đạo thật sự muốn “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một thì người cầm quyền là phía phải đi trứơc, phải quên đi quá khứ để mở đường cho những người đã vì lý do chính trị mà phải bỏ nước ra đi… Chứ không thể cứ ra sức đàn áp, bắt bớ người bất đồng chính kiến trong nước”. Với bản chất chống phá quen thuộc, không hề bất ngờ trước yêu sách này của RFA. Sau tất cả, “cách mạng màu” luôn muốn ru ngủ mọi người Việt Nam bằng luận điệu “phải quên đi quá khứ đấu tranh giải phóng dân tộc”, “phải cho những kẻ chống phá được chống phá tự do” thì mới gọi là “đại đoàn kết”
Tiếc rằng, RFA chẳng thể nào đạt được những mục đích đó. Một dân tộc đồng lòng không để môn lịch sử trở thành tự chọn, cũng chính là một dân tộc cương quyết ghi nhớ lịch sử hào hùng hàng nghìn năm đấu tranh giải phóng dân tộc của quốc gia mình. Dân tộc đó là dân tộc đại đoàn kết không thể nào khuất phục!
Phù Vân