+
Aa
-
like
comment

Cơ quan quản lý nhà nước dọa nạt doanh nghiệp bị Thủ tướng “sờ gáy”

Thế Khoa - 23/12/2019 14:39

Hôm nay, 23/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ 1.000 doanh nghiệp với chủ đề “Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp – hội nhập, hiệu quả, bền vững”. 

Trong thời gian qua, người đứng đầu Chính phủ đã làm được những việc ấm lòng, thực sự tiếp sức cho doanh nghiệp. Các bộ, ngành đã vào cuộc quyết liệt, khẩn trương với tinh thần không có chỗ bàn lùi. Tuy nhiên, vẫn còn đó những bất cập, rào cản, gây khó khăn trong việc kinh doanh và giảm sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Như lời trăn trở của Thủ tướng: “Chính phủ thấm thía khi mỗi năm có hàng nhìn doanh nghiệp phá sản, giải thể, nhiều thương hiệu lớn của Việt Nam bị thị trường đào thải. Đây là lí do Chính phủ tổ chức nhiều hội nghị để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển, cần gỡ nút thắt để doanh nghiệp phát triển bền vững hơn, giúp tăng khối lượng, số lượng phát triển bền vững”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn cộng đồng doanh nghiệp thẳng thắn nêu ra những khó khăn, rào cản, đặc biệt từ chính sách để Chính phủ lắng nghe, khắc phục.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn cộng đồng doanh nghiệp thẳng thắn nêu ra những khó khăn, rào cản, đặc biệt từ chính sách để Chính phủ lắng nghe, khắc phục.

Ai cũng thấy rõ Chính phủ quyết liệt, mong muốn tháo gỡ khó khăn để đồng hành với các doanh nghiệp như thế nào. Nhưng khi xuống đến các bộ, ban, ngành, địa phương thì dường như độ nóng đã giảm dần lại. Vẫn còn những quy định, chính sách chưa thuận lợi, kéo theo những thủ tục không cần thiết, một số cán bộ còn gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp. Trong công tác thanh, kiểm tra kéo dài, thậm chí các bộ, ngành đá chéo chân nhau, bộ này nói đúng, ngành kia nói chỉnh lại, khiến doanh nghiệp không biết nên nghe theo ai.

Trong khi doanh nghiệp kêu như “cháy chợ”, chạy tới chạy lui, thì một số cán bộ, công chức lại thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm. Nhiều khi chỉ cần nhanh một ngày thì doanh nghiệp có thể sống, chậm một ngày coi như mất đối tác, hợp đồng, thậm chí còn bị phạt. Và đương nhiên doanh nghiệp nào cũng muốn thoát khỏi cảnh hết ngày này qua ngày khác phải chầu chực, chờ đợi cấp giấy thì đành phải “đi đêm”, chung chi theo kiểu “của công chia ba, của nhà chia đôi”.

Chính vì vậy, ngay tại buổi đối thoại Thủ tướng đã thẳng thắn đề nghị “các doanh nghiệp nêu khó khăn, trở ngại, vướng mắc như quy hoạch, tiếp cận đất đai, vốn, thủ tục hành chính thuế… Đặc biệt vấn đề thanh kiểm tra chồng lấn kéo dài. Cần chỉ ra văn bản của sở ngành nào gây khó khăn cho doanh nghiệp; cơ quan nào gây nhũng nhiễu phiền hà ở địa phương và trung ương”.

Có thể thấy, những việc gây khó khăn cho doanh nghiệp đều được Thủ tướng cầu thị, lắng nghe để giải quyết triệt để. Hành động này không chỉ xuất phát từ trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ mà còn là tấm gương để các cấp, ngành, soi vào đó mà phụng sự. Thước đo về một Chính phủ kiến tạo phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính vì vậy không thể chỉ một mình Thủ tướng nỗ lực “thắp lửa” mà đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, những người trực tiếp giữ lửa cũng phải chung tay thực hiện.

Điều mà Thủ tướng mong mỏi nhất là những khó khăn, ngổn ngang trước mắt của doanh nghiệp sẽ bớt đi, chứ không phải năm nào cũng chỉ nói những vấn đề như thế này. Như ý kiến của lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): “hơn 3 năm từ nhiệm kỳ mới, qua hơn một nghìn ngày, không ngày nào Chính phủ, Thủ tướng không sốt ruột, và không chỉ trăn trở, sốt ruột mà còn đồng cam cộng khổ cùng doanh nghiệp”.

Trước khi bắt đầu hội nghị, Thủ tướng dành khoảng 20 phút tham quan các gian hàng triển lãm một số sản phẩm tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam. Tại đây, các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như công nghiệp, công nghệ, hàng không, bán lẻ, nông nghiệp, ngân hàng… trưng bày sản phẩm.
Trước khi bắt đầu hội nghị, Thủ tướng dành khoảng 20 phút tham quan các gian hàng triển lãm một số sản phẩm tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam. Tại đây, các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như công nghiệp, công nghệ, hàng không, bán lẻ, nông nghiệp, ngân hàng… trưng bày sản phẩm.

Hội nghị lần này có thể chưa giải quyết hết những vấn đề cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị ngay được, nhưng lại mang một ý nghĩa, thông điệp rất lớn. Đó là sự truyền lửa, khôi phục niềm tin của doanh nghiệp và Thủ tướng đang tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư vào phát triển doanh nghiệp và đất nước.

Đây là lần đối thoại thứ 3 của Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp kể từ đầu nhiệm kỳ. Đối thoại lần này thu hút khoảng 1.600 đại biểu lãnh đạo hơn 1.000 doanh nghiệp khắp cả nước. Ngoài ra còn có đại diện các hiệp hội ngành nghề, tổ chức quốc tế. Khoảng 200 đại biểu đến từ các bộ, ngành cũng sẽ tham dự buổi đối thoại cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Thế Khoa

Bài mới
Đọc nhiều