+
Aa
-
like
comment

Có một đội quân người Việt bắn vào Việt Minh trong trận Điện Biên Phủ

05/05/2020 20:49

Ai cũng biết trận Điện Biên Phủ là trận quyết chiến sinh tử giữa Việt Minh và Pháp diễn ra tại lòng chảo Điện Biên Phủ năm 1954. Là nơi đấu trí giữa tướng Giáp và tướng De Castries. Là nơi đấu súng giữa quân và dân Việt Nam với Quân đội Pháp. Nhưng có một điều ít người biết đó là có một đạo quân người Việt trong hàng ngũ quân Pháp đã cầm súng bắn lại Việt Minh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó chính là “Quân đội Quốc gia Việt Nam” tiền thân của “Quân lực Việt Nam Cộng hòa” sau này.

Lính dù Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại trong trận Điện Biên Phủ

Trong lực lượng quân Pháp tham gia trận Điện Biên Phủ gồm có 4 lực lượng: (1) Quân đội viễn chinh Pháp; (2) Lính Lê Dương, bao gồm cả lính phát xít Đức; (3) Lực lượng bản xứ; (4) Quân đội Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại. Nhìn lính người Việt đứng bên cạnh lính Ăng lê mà khó chịu thật.

1. Quân đội viễn chinh Pháp: phần lớn là lính đến từ các thuộc địa của Pháp tại Maroc, Algerie, Tunisia, Madagascar và Đông Nam Á dưới sự chỉ huy của sỹ quan Pháp. Toàn bộ Tham mưu trưởng, chuyên gia đều từ Pháp.

Tướng Pháp thị sát Điện Biên Phủ

2. Binh đoàn Lê dương Pháp (đội mũ bérét xanh lục): Chủ yếu là người châu Âu (gồm Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan, Hà Lan và đáng chú ý nhất là lính Đức). Lê dương là một đội quân đánh thuê chuyên nghiệp, được tổ chức chặt chẽ. Lính lê dương rất thiện chiến, gan dạ, tinh thần cao, đặc biệt là 3.000 lính phát xít Đức đã tham gia trong trận Điện Biên Phủ.

Lính Lê Dương nhảy dù xuống Điện Biên Phủ

Những người gia nhập không tuyên thệ trung thành với nước Pháp mà chỉ tuyên thệ trung thành với Binh đoàn Lê dương. Không cần quan tâm quá khứ của người gia nhập mà chỉ đòi hỏi phải hoàn thành hợp đồng đã ký. Đã ký rồi thì không có đường lui. Nhiệm vụ của Lê dương Pháp là mở rộng các thuộc địa của Pháp.

Lê dương là một đội quân ô hợp, tập trung các thành phần “khó ưa” nhất của xã hội Châu Âu, đó là những tội phạm giết người, tù vượt ngục, tù tha, người ăn xin, nhập cư bất hợp pháp,… Các chỉ huy của Lê dương thiết lập một chế độ kỷ luật thép với mức độ khắc nghiệt vượt xa so với quân chính quy của Pháp.

Lính Lê Dương Pháp

Năm 1883, 600 lính Lê dương Pháp từng đổ bộ xuống miền Bắc Việt Nam, bổ sung cho quân đội viễn chinh Pháp, đánh chiếm thành Sơn Tây, thành Bắc Ninh, thànhTuyên Quang, thành Lạng Sơn. Sau khi miền Bắc hoàn toàn rơi vào tay quân Pháp, Lê dương bắt đầu tham gia đàn áp các cuộc khởi nghĩa vũ trang của người Việt nổ ra liên tiếp tại đây.

Đã có khoảng 72.833 sĩ quan và lính Lê dương tham chiến tại Đông Dương, hơn 10.280 người đã chết, bao gồm 309 sĩ quan, 1.082 hạ sĩ quan và 9.092 binh sĩ Lê dương. Phần lớn thiệt hại là tại trận Điện Biên Phủ. Đây là sự mất mát lớn nhất của quân đội Pháp và của quân đoàn Lê dương kể từ khi thành lập.

3. Lính người bản địa: Trong trận Điện Biên Phủ, có một nhóm lính người bản địa được Pháp chuyển từ Lai châu về Điện Biên.

Nhóm lính người bản địa được Pháp chuyển từ Lai châu về Điện Biên.
Lính Pháp bắt người dân bản địa gánh đồ từ Lai Châu về Điện Biên

4. Tiểu đoàn Dù thuộc địa (Quân đội Quốc gia Việt nam): là lính người Việt được biên chế trong quân đội Pháp, cùng nhảy dù xuống Điện Biên để đánh lại Việt Minh. Đội quân người Việt này dưới sự chỉ huy của Trung tá Marcel Bigeard thuộc binh chủng Nhảy dù Thuộc địa (đội mỹ bérét đỏ).

Tiểu đoàn Dù 5 Quốc gia Việt Nam do sĩ quan Pháp chỉ huy

Công việc của đội quân lính dù này là càn quét và xây dựng những đồn bốt ở Điện Biên Phủ và giao cho những binh sĩ Lê Dương trấn giữ. Sau khi quân và dân của ta tấn công Him Lam, Tiểu đoàn Dù lại được đưa lên Điện Biên Phủ chiến đấu và cuối cùng bị ta bắt hơn 3.000 lính “Quân đội Quốc gia Việt nam” làm tù binh.

Pháo thủ người Việt của Quốc gia Việt Nam chiến đấu bên cạnh trưởng xe người Pháp
Tiểu đoàn Dù 6 “Quốc gia Việt Nam” tại Điện Biên cũng do sĩ quan Pháp chỉ huy

Lực lượng lính dù tuy không bằng lính Lê Dương nhưng cũng khá thiện chiến, còn lực lượng lính dù “Quốc gia Việt Nam” thì lại yếu kém. Đặc biệt trong trận Điện Biên Phủ, khi thấy các đơn vị Pháp bị Việt Minh tiêu diệt, nhiều binh sĩ “Quân đội Quốc gia Việt Nam” đã đồng loạt đào ngũ.

Quân viễn chinh Pháp và quân “Quốc gia Việt Nam” trong 1 trận phản công Việt Minh

Hay tiểu đoàn Dù 5 của “Quân đội Quốc gia Việt Nam” được sĩ quan Pháp điều đi tái chiếm Đồi Độc Lập do bị Việt Minh nã pháo, đã hoảng sợ, tự ý bỏ nhiệm vụ khi mới tiến được nửa đường.

Lính Pháp và lính Quốc gia Việt Nam trở thương về Hà Nội

Trong lực lượng này có các nhân vật sau:

– Tham gia trận Điện Biên Phủ có ông Phạm Văn Phú (tướng VNCH), lúc đó là Đại úy, Đại Đội Trưởng và Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn Nhảy Dù năm 1954 tại Điện Biên Phủ. Bắt nhịp cho lính dưới quyền và hát Quốc ca Pháp (La marseillese), cầm tiểu liên tôm xông lên bắn vào người Việt Nam tại đồi C1 là cách Phạm Văn Phú tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, được các sĩ quan Pháp cảm kích. Nhưng sau đó Phạm Văn Phú cùng tất cả tiểu đoàn dù bị Việt Minh bắt ở Điện Biên Phủ làm tù binh.

Phạm Văn Phú lúc mới tốt nghiệp trường Pháp

Đại Tá Pháp Pierre Langlais người thực sự chỉ huy lực lượng G.O.N.O. ở Điện Biên Phủ có ghi chép rất rõ về Phạm Văn Phú trong quyển Điện Biên Phủ do nhà xuất bản France-Empire phát hành năm 1963. Sau Hiệp định Genever, Phạm Văn Phú được Việt Minh thả, theo Pháp vào Nam làm tướng của VNCH ở miền Trung và Tây nguyên. Năm 1975, thua trận, bỏ chạy khỏi Buôn Mê Thuột. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ép ông thực hiện “tuỳ nghi di tản” nhưng sau đó lại đổ lỗi cho ông là nguyên nhân VNCH sụp đổ và đem về quản thúc ở Sài gòn. Uất ức quá, ông đã tự sát.

– Trong tiểu đoàn dù thuộc địa người Việt còn có những ông Phạm Đình Thứ (tướng VNCH) với biệt danh Tướng Lam Sơn, cùng tu nghiệp với ông Nguyễn Văn Thiệu và ông Nguyễn Chánh Thi ở Hà Nội. Có khả năng ông Phạm Đình Thứ đã dơ tay đầu hàng Việt Minh và đi theo đoàn quân vác cờ trắng của Pháp.

– Tướng VNCH Đỗ Cao Trí đã từng tham gia lực lượng nhảy dù này. Ông xuất thân từ trường Sĩ quan Võ bị của Pháp. Sau trận Điện Biên Phủ, ông theo chân người Pháp vào Nam làm cho Quốc Gia Việt Nam rồi cheo Mỹ, làm tướng VNCH.

Trong trận Điện Biên Phủ, do bị thương vong rất nhiều, các lính dù người Việt đã may mắn khi nhiều máy bay của Pháp được lệnh phải quay lại sân bay, không phải nhảy dù lên Điện Biên nữa, nếu không thì sẽ có thêm nhiều người cũng nằm lại đó.

Lính dù Quốc gia Việt Nam đang chuẩn bị được Pháp đưa lên Điện Biên để đánh Việt Minh

“Quân đội Quốc gia Việt Nam” là một thành phần trong Quân đội Liên hiệp Pháp, được Pháp xây dựng, tài trợ và chỉ huy. Đứng đầu là Nguyễn Văn Hinh (mang Quốc tịch Pháp). Đội quân này được Pháp thành lập để đánh lại Việt Minh.

Chỉ huy Pháp gắn huy chương cho lính Quốc gia Việt Nam vì đánh Việt Minh

Nhà sử học Spencer C. Tucker cho rằng, “Quân đội Quốc gia Việt Nam” được huấn luyện kém và không có sĩ quan chỉ huy cấp cao người Việt, Pháp chỉ đơn giản là đưa những người lính tuyển mộ được vào các quân đoàn Viễn chinh của Pháp, tại đó, chỉ huy vẫn là các sĩ quan Pháp”.

Thiếu tá Archimedes L.A Patti (Chỉ huy đơn vị Tình báo chiến lược Mỹ OSS, tiền thân của CIA) nhận xét: “Tất nhiên họ [Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại] đã lầm, không bao giờ Pháp cho Việt Nam độc lập để mất Đông Dương”.

Tướng Georges Revers, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp, được phái sang Việt Nam (5/1949) đã viết: “Hồ Chí Minh đã có khả năng chống cự lại với sự can thiệp của Pháp lâu đến như thế, chính là vì nhà lãnh đạo Việt Minh đã biết tập hợp chung quanh mình một nhóm những người thực sự có năng lực… Ngược lại, Bảo Đại đã có một chính phủ gồm độ 20 đại biểu của toàn các đảng phái ma, trong số đó đảng mạnh nhất cũng khó mà đếm được 25 đảng viên”.

Người Pháp lập ra “Quân đội Quốc gia Việt Nam” chỉ là một sự ngụy trang cho nền cai trị của Pháp. Bằng chứng là Quân đội Pháp tiếp tục tham chiến tại Việt Nam, quan Pháp vẫn cai trị ở các cấp chính quyền Việt Nam.

Ngay trong hiệp ước Elysee đã quy định: “Trong thời chiến, toàn thể quân đội Quốc gia Việt Nam và Liên hiệp Pháp được đặt chung dưới quyền chỉ huy của Uỷ ban quân sự mà Tư lệnh sẽ là một sĩ quan Pháp”.

Biên chế cao nhất của “Quân đội Quốc gia Việt Nam” lúc ấy chỉ là cấp tiểu đoàn, được lấy từ các binh sĩ người Việt trong quân đội Pháp. Quân đội này không có chỉ huy được huấn luyện tốt, thiếu kỷ luật, tinh thần chiến đấu thấp.

Trong các chiến dịch lớn như trận Nà Sản (Sơn La) hay trận Điện Biên Phủ, đội quân này trên danh nghĩa là do sĩ quan người Việt chỉ huy, nhưng thực tế các sĩ quan này vẫn nằm dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh quân đội Liên hiệp Pháp. Cụ thể, trận Điện Biên Phủ, “Quân đội Quốc gia Việt Nam” chịu sự chỉ huy của Trung tá Pháp Pierre Langlais. Khi đối đầu với Quân đội nhân dân Việt Nam (Việt Minh), “Quân đội Quốc gia Việt Nam” thường bị đánh bại dễ dàng.

Tháng 5/1953, Việt Minh đã cho thấy khả năng thực sự của “Quân đội Quốc gia Việt Nam”, khi 2 lần, chỉ cần ba đại đội Việt Minh tấn công trường huấn luyện tại Nam Định, bắt phần lớn sĩ quan tại đây và thu giữ toàn bộ vũ khí mà không bị một thương vong nào. Đặc biệt trong trận Điện Biên Phủ, Việt Minh đã bắt hơn 3.000 lính dù người Việt của “Quân đội Quốc gia Việt Nam”.

Tướng Jean de Lattre de Tassigny, chỉ huy Quân đội Liên hiệp Pháp (1950-1951) đã xây dựng “Quân đội Quốc gia Việt Nam” gồm các đơn vị binh sĩ người Việt để chống Việt Minh, để đỡ gánh nặng quân sự cho Pháp.

Bảo Đại đi thăm một đơn vị của “Quốc gia Việt Nam”, lính Việt, lính Pháp đứng lẫn lộn, tất cả đều do sĩ quan Pháp chỉ huy và chiến đấu bảo vệ Pháp.

Sau đó, tướng Navarre, chỉ huy cao nhất của lực lượng Liên hiệp Pháp (1953-1954), đã giao thêm trách nhiệm và thêm quyền cho “Quân đội Quốc gia Việt Nam”, để phối hợp với quân đội Pháp chống lại Việt Minh.

Năm 1954 quân số “Quân đội Quốc gia Việt Nam” trên cả nước tổng cộng là 230.000 người, trong đó có 165.000 quân chính quy và 65.000 quân địa phương. Số tiền người Pháp bỏ ra để nuôi quân đội này là: 524 tỉ francs năm 1952, 585 tỉ năm 1953, 575 tỉ năm 1954.

Trong hàng ngũ của “Quân đội Quốc gia Việt Nam” có những tướng nổi tiếng của VNCH gồm: Thổng tống Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống Dướng Văn Minh, tướng Nguyễn Cao Kỳ, thống tướng Lê Văn Tỵ, tướng Nguyễn Văn Hinh, tướng Trần Văn Đôn, tướng Nguyễn Văn Vỹ,  tướng Đỗ Cao Trí, tướng Nguyễn Khánh, …

Mục đích của Pháp đối với “Quân đội Quốc gia Việt Nam” như tướng Navarre đã viết: “…cuộc chiến tranh này phải được chỉ đạo và muốn như vậy sự thống nhất hành động chính trị và quân sự phải được thực hiện trong hàng ngũ của chúng ta cũng như bên đối phương đã từng làm… Cuối cùng, tôi yêu cầu là cần phải làm tất cả để các quốc gia liên kết (trong đó có Quốc gia Việt Nam) phải thực sự tham gia chiến tranh…”

Trận quyết chiến Điện Biên Phủ

Pháp và Việt Minh buộc phải kéo nhau vào rừng xanh núi đỏ Điện Biên Phủ để đánh nhau chí tử. Mỹ và Pháp tính toán rất kỹ, đánh giá khả năng thắng trận ở Điện Biên Phủ rất cao, nhờ ưu thế hỏa lực, không quân, trận địa được chuẩn bị kỹ và đội quân thiện chiến.

Lực lượng Pháp có trong tay gần 500 máy bay to nhỏ, trong đó gần trăm chiếc máy bay vận tải cỡ như C-47 Dakota và to hơn, hàng trăm máy bay chiến đấu ném bom bổ nhào, hàng chục máy bay ném bom B-26 Invader, bom đạn, dù …. vô kể.

Pháp điều máy bay vận tải và thả bom lên Điện Biên

Vì có viện trợ Mỹ, Pháp có ưu thế về không quân để làm cầu hàng không tới Điện Biên Phủ
Ngày cao điểm phải đưa được 400 tấn hàng lên Điện Biên Phủ từ thức ăn, xăng dầu, dây kẽm gai, thuốc men, xe tăng tháo rời, xe Jeep, xe tải GMC 6×6 để phục vụ cho tập đoàn cứ điểm.

Lúc đó Mỹ thông qua Chương trình Lend-Lease (thuê-mượn) cung cấp cho Pháp khá nhiều phương tiện chiến tranh. Người Pháp trả một phần tiền bằng cách huấn luyện “Quân đội Quốc gia Việt Nam” của Bảo Đại mà đội quân này do Mỹ tài trợ 100%. Đổi lại Pháp được sử dụng “Quân đội Quốc gia Việt Nam” dưới danh nghĩa Quân đội Liên hiệp Pháp.

Còn phía Việt Minh: Dân công, bộ đội phải đi bộ con đường 600km đường rừng từ Thanh-Nghệ Tĩnh lên, từ trung du phía Bắc đến Điện Biên Phủ. Đó là chưa kể đạn pháo, bệnh viện dã chiến,….Bộ đội chủ lực của Việt Minh cũng hành quân xuyên rừng lên Điện Biên, là những người lính chiến đấu quả cảm với tinh thần bất khuất, đánh đuổi quân xâm lược Pháp.

Dân công chở gạo bằng xe đạp

Pháp cho rằng Điện Biên Phủ sẽ là “cái cối nghiền chủ lực Việt Minh”. Nhưng họ không ngờ là Việt Minh đã thấy rõ những điểm mạnh đó và nghiên cứu cách khắc chế trước khi đưa quân lên Điện Biên. Tướng Giáp thấy rõ những sai lầm mang tính chiến lược của đối phương và đã tận dụng triệt để.

Bộ đội Việt Minh kéo pháo lên Điện Biên

Pháp chắc mẩm Việt Minh sẽ đánh nhanh thắng nhanh. Nhưng tướng Giáp đã sáng suốt, chuyển sang đánh chắc thắng chắc, chứ nếu mà cứ phơi lưng ra mà tràn lên đánh kiểu biển người bên Trung Quốc thì 3 đại đoàn chết chắc chỉ còn 3 tiểu đoàn.

Bộ đội chủ lực của Việt Minh là những người chiến đấu quả cảm với tinh thần bất khuất, đánh đuổi quân xâm lược Pháp

Liên quân Pháp ở Điện Biên Phủ đã vỡ mặt vì pháo 105mm của Việt Minh. Pháo được đưa lên đồi cao, được bảo vệ trong hầm phủ đầy gỗ, chống được đạn pháo của địch. Pháo được Việt Minh sử dụng để đánh gục tinh thần lính Pháp, Đức, lính bản địa, lính Quốc gia Việt Nam khi bắn với mật độ kinh khủng và chính xác chưa từng có.

Việt Minh bắn cháy máy bay Pháp

Chỉ huy pháo binh Pháp Piroth có biệt tài phản pháo từng tuyên bố “Họ chỉ cần bắn ba phát đạn là tôi cho chúng câm họng”. Sau trận Him lam, liên quân Pháp hoảng loạn, Piroth thẫn thờ, miệng lẩm bẩm: “Tôi không bảo vệ được chiến sĩ của tôi….” Hai hôm sau ông nổ lựu đạn tự tử trong hầm chỉ huy của mình.

Việt Minh kéo pháo lên Điện Biên

Sau những đợt nã pháp, là đào hào đánh giáp lá cà, Việt Minh hạ hết cứ điểm này đến cứ điểm khác. Cuối cùng tóm gọn toàn bộ liên quân Pháp.

Lực lượng lính dù Pháp và lính dù người Việt trong quân đội Pháp bị thương

Về tổng thể, nếu Pháp không có cứ điểm Điện Biên Phủ này thì cũng chẳng có một kế hoạch nào để chống lại sự lớn mạnh của Việt Minh trên toàn vùng thuợng du. Thất bại nếu không phải ở Điện Biên thì cũng sẽ ở một nơi khác.

Tiểu đoàn lính Dù Pháp và lính Dù Quốc gia Việt Nam đang thu nhận thương binh và thi thể binh sĩ

Sau này tại trận Khe Sanh, các máy bay chiến thuật cũng không đủ sức, Mỹ phải dùng B52 là con bài mạnh nhất để ngăn Khe Sanh sụp đổ giống Điện Biên Phủ 14 năm trước.

Lính Pháp và lính Quốc gia Việt Nam bị thương tại Điện Biên

Sau chiến bại của Pháp tại trận Điện Biên Phủ, binh sỹ Quân đội Quốc gia Việt Nam mất tinh thần, đào ngũ hàng loạt. Từ ngày 21/7 đến ngày 20/8/1954, chỉ trong 1 tháng, số đào ngũ ở miền Bắc lên tới 21.421 người, gồm 112 sĩ quan, 1.031 hạ sĩ quan và 20.278 binh sĩ. Số đào ngũ vẫn gia tăng vào những tháng sau đó.

Cố vấn Pháp ở Sài Gòn Edmund A. Gullion cho rằng: “Thật khó mà truyền được một tinh thần dân tộc hăng say vào một đội quân người bản xứ mà sĩ quan và hạ sĩ quan của họ đều là người Pháp da trắng…”. Trong tổng số quân Pháp tại Điện Biên Phủ ngày 6/5/1954, người Việt chiếm gần 3% số sĩ quan, 16,2% số hạ sĩ quan, 39,2% số lính. Tuy nhiên binh lính quân đội Quốc gia Việt Nam có tinh thần chiến đấu thấp vì không có lý do để chiến đấu một cách mãnh liệt trong cuộc chiến của người Pháp.

Có hơn 3.000 lính dù người Việt thuộc Quân đội Quốc gia Việt Nam dơ tay hàng đi trong hàng ngũ quân Pháp cầm cờ trắng dưới sự giám sát của Bộ đội Việt Nam

Sau Hiệp định Geneva 1954, “Quân đội Quốc gia Việt Nam” trừ một số giải ngũ, còn lại theo chân quân Pháp di chuyển vào Nam. Sau khi Mỹ lật đổ Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên thì “Quân đội Quốc gia Việt Nam” chuyển sang nằm dưới quyền của Ngô Đình Diệm và sau đó đổi tên thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Tướng Phạm Văn Phú và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong một buổi tiệc

Quân lực Việt Nam Cộng hòa thường khoe là chiến đấu cho tự do. Tuy nhiên quân đội này lại phát xuất từ chính lực lượng đã sát cánh bên quân đội viễn chinh Pháp dưới lá cờ tam tài!

“Cảnh sát Quốc gia” của Việt Nam Cộng Hòa cũng vậy, bắt nguồn từ lực lượng cảnh sát và mật thám của Pháp tại Đông Dương từ năm 1946. Tướng Nguyễn Ngọc Loan – Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia, người đã dùng súng lục bắn thẳng vào đầu một tù binh ngay trước ống kính máy quay của phóng viên ngoại quốc trên đường phố Sài Gòn – xuất thân là quân nhân trong quân đội Liên hiệp Pháp.

Sau khi Pháp rút, tướng Phạm Văn Phú cùng hàng loạt tướng xuất thân từ Quốc gia Việt Nam lại đứng trong hàng ngũ sĩ quan Mỹ

Giống như người Pháp ở Điện Biên Phủ, có một thứ mà người Mỹ cũng thừa nhận là họ không thể mang đến cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa được – đó là tinh thần chiến đấu quả cảm và sự mưu trí sáng tạo. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ, thiếu lý tưởng, không kế thừa truyền thống quân sự của dân tộc. Đến khi Mỹ rút và ngưng yểm trợ thì quân đội này suy sụp nhanh chóng, không còn biết “đánh đấm gì nữa”.

Theo hồi ký các tướng tá của Quân lực Việt Nam Cộng hòa như Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Chánh Thi, và cựu dân biểu Lý Quý Chung, thì sáng ngày 28/4/1975, tướng tình báo Pháp Francois Vanussème đã tới gặp tổng thống Dương Văn Minh và đề nghị Việt Nam Cộng hòa kêu gọi Trung Quốc đem quân tấn công vào Việt Nam để cứu Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang trong cơn nguy kịch. Một nhân viên ngoại giao Trung Quốc đề nghị Quân lực Việt Nam Cộng hòa hãy cố thủ, án ngữ Vùng 4 Chiến thuật, hứa hẹn Trung Quốc sẽ đem quân đánh vào biên giới miền Bắc Việt Nam để giải vây. Dương Văn Minh, vốn đã được Ban Binh vận Trung ương Cục miền Nam thông qua em trai là Dương Văn Nhựt (bí danh Mười Ty, Đại tá Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) và gia đình thuyết phục từ trước, đã từ chối và nói:

“ Tôi cảm ơn thiện chí của ông, nhưng trong đời tôi, tôi đã từng làm tay sai cho Pháp, rồi tay sai cho Mỹ, đã quá đủ rồi. Tôi không thể tiếp tục làm tay sai cho Trung Quốc.”

8h sáng ngày 30 tháng 4, các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền và Vũ Văn Mẫu quyết định đơn phương tuyên bố bàn giao chính quyền lại cho Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Nam Phong

Bài mới
Đọc nhiều