+
Aa
-
like
comment

Có cần phải đổi căn cước công dân thành thẻ căn cước?

Bảo Trâm - 11/04/2023 12:43

Bộ Công an đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) bổ sung, sửa đổi nhiều nội dung quan trọng so với Luật Căn cước công dân 2014. Nhưng có lẽ điều khiến người dân băn khoăn nhất hiện tại là có bắc buộc phải đổi sang Thẻ căn cước một lần nữa sau khi đã làm căn cước công dân trước đó. Sau đây chính là lời giải đáp cho thắc mắc trên.

Theo đó, tại dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) để xuất sửa đổi, bổ sung một số điểm mới như sau:

1. Đề xuất cấp CCCD cho người gốc Việt Nam
Theo đó, tại Điều 2 dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đề xuất đối tượng áp dụng gồm:

– Công dân Việt Nam;

– Người gốc Việt Nam là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam (sau đây viết gọn là người gốc Việt Nam);

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đồng thời, tại Điều 7 dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) quy định cụ thể về người gốc Việt Nam là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam như sau:

– Người gốc Việt Nam là người không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam gồm:

+ Người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và hiện nay là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam;

+ Con, cháu của người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và hiện nay là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam.

– Người gốc Việt Nam là người không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam được cấp số định danh của người gốc Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận căn cước.

– Giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước:

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu người gốc Việt Nam xuất trình giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra; được sử dụng số định danh của người gốc Việt Nam trên giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra thông tin của người đó trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật;

+ Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật.

– Chính phủ quy định chi tiết việc cấp số định danh của người gốc Việt Nam, cấp giấy chứng nhận căn cước, thu thập, lưu trữ, khai thác, sử dụng thông tin về người gốc Việt Nam trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước và việc quản lý người gốc Việt Nam.

Riêng về vấn đề đổi sang Thẻ căn cước, Bộ Công an cho biết, dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) quy định chuyển tiếp theo hướng CMND còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024; các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Cơ quan quản lý Nhà nước không được quy định các thủ tục về thay đổi, điều chỉnh thông tin liên quan đến CMND, thẻ CCCD trong các giấy tờ đã cấp.

Hiện nay về cơ bản, Bộ Công an đã cấp được gần 80 triệu thẻ CCCD cho người đủ điều kiện cấp thẻ nên việc quy định thời hạn hết giá trị sử dụng của CMND cơ bản không tác động đến công dân; quy định này sẽ hạn chế việc tiếp tục sử dụng CMND cũ, có tính bảo mật không cao bằng thẻ CCCD và không có nhiều tiện ích; thúc đẩy người dân thay đổi thói quen bằng việc sử dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử.

Việc thay đổi mẫu thẻ CCCD (sau khi Luật có hiệu lực thi hành) không tác động đến những người đã được cấp thẻ CCCD hiện nay; những thẻ CCCD đã được cấp sẽ vẫn có giá trị đến hết thời hạn sử dụng được ghi trong thẻ (không tác động đến các thẻ CCCD đã cấp).

Bảo Trâm

Bài mới
Đọc nhiều